Ra mắt cuốn sách về quan hệ đặc biệt Việt-Lào
Cuốn sách dày 276 trang, tập hợp hơn 400 bức ảnh tư liệu quý, được sưu tầm và lựa chọn từ nhiều nguồn, in song ngữ Việt-Lào, gồm ba phần chính.
Phần thứ nhất: Truyền thống đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do Việt Nam-Lào (1930-1962); Phần thứ hai: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào, củng cố liên minh đoàn kết chiến đấu (1962-1975); Phần thứ ba: Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào (1976-2017).
Nội dung sách bao quát một thời kỳ dài và phản ảnh mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước với nhiều sự kiện chính trị-xã hội xảy ra ở mỗi nước trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động.
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có quan hệ gần gũi, cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có chung đường biên giới hơn 2.000 km trải dài từ Bắc đến Nam, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, cùng chung dòng Mekong đỏ nặng phù sa. Điều kiện địa lý cùng những nét tương đồng về lịch sử và văn hóa đã gắn kết vận mệnh hai đất nước, hai dân tộc Việt-Lào.
Lịch sử quan hệ Việt Nam-Lào từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập (năm 1930) đến nay là lịch sử phát triển không ngừng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện của nhân dân hai nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sau này là Đảng của mỗi nước, đã làm nên những chiến công chói lọi trong lịch sử hai dân tộc và đi vào lịch sử thế giới như một biểu tượng sáng ngời về tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, một tấm gương mẫu mực và hiếm có về sự thủy chung, trong sáng trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đặt nền móng, cùng Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong kính mến và các thế hệ lãnh đạo, các nhà cách mạng và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng và hiếm có. Đây là tài sản vô giá, nguồn lực quý báu và là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển lớn mạnh và thắng lợi của cách mạng mỗi nước.
Cách đây 55 năm, ngày 05-9-1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, ghi dấu một mốc son quan trọng trong quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước. Trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, hai nước đã có sự phối hợp, giúp đỡ nhau vô tư, chí tình, chí nghĩa, “chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ”, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”, nhường cơm sẻ áo cho nhau. Biết bao mồ hôi và xương máu của hàng triệu người con Lào và Việt Nam đã tô thắm trang sử vì độc lập, tự do của mỗi nước, vì tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu Việt Nam-Lào. Liên minh chiến đấu, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào mãi mãi là niềm tự hào trong tình cảm và trái tim của nhân dân hai nước.
Sau khi hai nước giành thắng lợi vẻ vang năm 1975, quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, độc lập, kề vai sát cánh bên nhau cùng bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ngày 18-7-1977, nhằm đưa quan hệ hai nước phát triển toàn diện và đi vào chiều sâu; trở thành cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tăng cường phối hợp hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên trường quốc tế .
Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào luôn được thúc đẩy, thông qua nhiều cơ chế và phương thức đa dạng, bao gồm cả hợp tác theo kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân; hợp tác từ cấp Trung ương và cấp địa phương; hợp tác song phương và đa phương.
Hai nước đã phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi bên, bổ sung cho nhau, dành cho nhau ưu tiên ưu đãi tối đa, không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hợp tác, vì lợi ích của mỗi nước. Hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học-kỹ thuật giữa hai nước, thu được nhiều kết quả. Hiện nay, hai nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nhân dân hai nước đang triển khai thực hiện nghị quyết đại hội của mỗi Đảng, cùng nhau phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam, đất nước Lào giàu mạnh, nhân dân hai nước có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc./.
Thành phố Hồ Chí Minh khai trương phố đi bộ Bùi Viện  (20/08/2017)
Các hội nghị, diễn đàn trong khuôn khổ APEC 2017  (20/08/2017)
Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn phát triển ngành công nghiệp nào?  (20/08/2017)
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới  (20/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên