Lễ tưởng niệm 85 năm Ngày mất lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam bày tỏ lòng tri ân của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng, ôn lại những chặng đường cách mạng vẻ vang của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Cách đây vừa tròn 85 năm, ngày 31-7-1932, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh - Nguyên sáng lập viên Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, nguyên Chủ tịch Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (Tổ chức tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay), nguyên Bí thư đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự ra đi của đồng chí là sự mất mát to lớn của Đảng, giai cấp công nhân Việt Nam, cũng như Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn thành phố Hải Phòng.
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ra tại Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) nhưng gắn bó với quê ngoại tại Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng từ nhỏ. Đồng chí giác ngộ cách mạng từ rất sớm, đã trực tiếp tham gia vào các phong trào đấu tranh cách mạng mang dấu mốc lịch sử có ý nghĩa to lớn trên con đường giác ngộ và đấu tranh cách mạng của đồng chí sau này.
Trong suốt quá trình hoạt động cho đến khi đồng chí anh dũng hy sinh ngày 31-7-1932, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đảm nhận nhiều trọng trách như: Ủy viên Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ, phụ trách khu Duyên Hải, sau đó kiêm Bí thư Tỉnh bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Hải Phòng; là một trong những người đề ra và gương mẫu đi đầu trong thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ, đưa hội viên của Hội vào lao động tại vùng mỏ, bến cảng, nhà máy để tự rèn luyện và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê nin, giác ngộ kết nạp hội viên, xây dựng tổ chức cơ sở hội; viết tập tài liệu về "Tổ chức Công hội" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tài liệu đã được bí mật in ấn, lưu hành trong công nhân, đặc biệt là vùng mỏ Mạo Khê, Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả, nơi có đội ngũ công nhân tập trung đông đảo.
Bản thân đồng chí Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp làm thợ tại Nhà máy Ca-Rông Hải Phòng. Tại đây, đồng chí đã hóa thân vào phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động Hải Phòng để tự rèn luyện bản lĩnh, ý chí kiên cường của người cộng sản và cùng các đồng chí tích cực trong Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Bắc Kỳ sớm nhận thức rõ yêu cầu cấp bách của việc phải thành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước.
Tháng 3 năm 1929, đồng chí tham gia thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở trong nước. Sau đó, đồng chí thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở thành phố Hải Phòng và tham gia thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và là Ủy viên Trung ương lâm thời. Đồng chí đã chỉ đạo việc lựa chọn, kết nạp gần 100 hội viên tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hải Phòng vào Đông Dương Cộng sản Đảng, sinh hoạt tại 14 chi bộ. Đây là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng để tiến tới thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng sau này. Trước yêu cầu đòi hỏi của phong trào công nhân, đồng chí được Trung ương lâm thời giao phụ trách công tác Công vận. Ngày 28-7-1929, đồng chí đã triệu tập Đại hội để quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tổ chức tiền thân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay). Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một tổ chức đại diện cho mình để lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân, vì công nhân.
Tại Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 03 đến ngày 07-02-1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc) đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được chỉ định tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, trực tiếp là Bí thư Tỉnh bộ Hải Phòng. Trên cơ sở các đoàn thể cách mạng thuộc Tỉnh bộ Hải Phòng, đồng chí đã kiện toàn các chi bộ, phát triển các tổ chức Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên đoàn, Phụ nữ giải phóng; mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, tổ chức ấn hành tờ "Sao đỏ" - Cơ quan của Tỉnh Đảng bộ, tờ "Tia lửa" - Cơ quan của Tỉnh đoàn Thanh niên. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí, phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động thành phố cảng đã phát triển hết sức sôi nổi và đều khắp, góp sức cùng cả nước đẩy lên cao trào đấu tranh cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
Tháng 4 năm 1931, đồng chí bị địch bắt ở làng Yên Dũng Hạ (nay là xã Thủy Hưng, gần thành phố Vinh). Trong xà lim án chém, đồng chí vẫn dành thời gian, tập trung sức để viết cuốn “Công nhân vận động” chuyển ra cho Trung ương. Ngày 30-7-1932, thực dân Pháp đưa đồng chí Nguyễn Đức Cảnh về Hải Phòng và sáng 31-7-1932, chúng đã thi hành bản án tử hình đồng chí trước cửa Đề lao Hải Phòng.
Ngay sau Lễ tưởng niệm, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Sáng mãi tên anh, người Cộng sản kiên trung” ca ngợi sự hy sinh cao quý của những người anh hùng đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc./.
Quan hệ Nga - Mỹ: Căng thẳng leo thang bởi các lệnh trừng phạt  (30/07/2017)
Triển lãm nghệ thuật hướng đến kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN  (30/07/2017)
Trung Quốc duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm ngày thành lập quân đội  (30/07/2017)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Bảy tăng 0,11% so với tháng trước  (30/07/2017)
Thủ tướng Campuchia ấn định thời gian tiến hành tổng tuyển cử  (30/07/2017)
Mozambique - Đối tác quan trọng của Việt Nam ở châu Phi  (30/07/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay