Vài nét về quan hệ Việt Nam - Na Uy
Trong những năm gần đây, quan hệ song phương Việt Nam - Na Uy có những bước phát triển tích cực. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp:
Phía Việt Nam thăm Na Uy có các chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1977), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (6-95), Thủ tướng Phan Văn Khải (9-99), Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (11-2001), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu (10-2002).
Phía Na Uy thăm Việt Nam có Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland (10-96), Bộ trưởng Hợp tác phát triển (4-97), Bộ trưởng Hợp tác phát triển và quyền con người Hilde Fraord (10-98), Tổng thư ký Thường trực Bộ Ngoại giao Bjarne Lindstrom (11-98), Công chúa Martha Louise (12-99), Đoàn Quốc hội Na Uy (9-2002), Nhà Vua và Hoàng hậu Na Uy (11-2004 ).
Na Uy và Việt Nam đã hình thành cơ chế đối thoại nhân quyền hàng năm trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp, áp đặt điều kiện. Hai bên luôn ủng hộ nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực: Na Uy là một trong những nước châu Âu đầu tiên ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, Na Uy khẳng định ủng hộ Việt Nam làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khoá 2008-2009; Việt Nam đã ủng hộ Na Uy trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khoá 2001-2002); ủng hộ Bà Hilde Frafjord Johnsen (Bộ trưởng phát triển Quốc tế Na Uy) ứng cử vào chức Tổng giám đốc UNDP.
2. Hợp tác phát triển
Quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Na Uy được nối lại kể từ khi hai nước ký Hiệp đinh khung về hợp tác phát triển vào tháng 10-1996. Trước đây, chính sách viện trợ của Na Uy tập trung chủ yếu cho các nước châu Phi, viện trợ cho Việt Nam được lấy từ Quỹ viện trợ khu vực trung bình 5 triệu USD/năm. Tuy nhiên, gần đây chính sách này đã có xu hướng thay đổi với mức cam kết viện trợ cho Việt Nam tăng dần. Hiện nay, Việt Nam là đối tác quan trọng, nước được ưu tiên nhận viện trợ ODA của Na Uy ở khu vực Đông Nam Á. Tổng viện trợ Na Uy dành cho Việt Nam từ trước đến nay khoảng 186 triệu USD, trong đó trung bình mỗi năm 5-6 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Các dự án do Na Uy đã và đang giúp Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: dầu khí, hải sản, xoá đói giảm nghèo, cải cách hành chính, giáo dục tiểu học, đóng tàu... Hiện có 15 dự án, thực hiện tại Hà Nội, Quảng trị, Ninh Bình, Lai Châu, Thừa Thiên - Huế...
Trong tài khóa 2004-2005, Na Uy cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 9 triệu USD, tập trung vào 3 lĩnh vực cụ thể: Quản lý nhà nước, giáo dục và phát triển kinh tế. Ngoài khoản ngân sách cam kết hàng năm, Chính phủ Na Uy còn hỗ trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ hỗ trợ toàn cầu của Na Uy và cam kết xoá nợ (khoảng 5,7 triệu USD) chuyển thành viện trợ không hoàn lại cho chương trình phân cấp giảm nghèo tại Hà Giang và Quảng Bình. Trong năm 2006, Na Uy chủ trương cho Việt Nam vay một khoản tín dụng ưu đãi để nâng cấp tàu Biển Đông (do Na Uy đã tặng từ năm 1973) và cam kết hỗ trợ dự án chống tham nhũng của Ban Thanh tra Chính phủ, vốn cam kết cho năm 2006 là 10 triệu USD.
KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM-NA UY 1998-2006
đơn vị: triệu USD
Năm |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
Xuất khẩu |
16,6 |
15,6 |
16,86 |
21,001 |
23,48 |
32,68 |
38 |
Nhập khẩu |
7,6 |
5,4 |
8,025 |
7,16 |
8,2 |
15,84 |
23,5 |
Tổng |
24,2 |
21,0 |
27,885 |
28,161 |
31,68 |
48,52 |
61,5 |
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và chống buôn lậu (1995)
- Hiệp định về điều kiện và thủ tục chung cho hợp tác phát triển giữa hai nước (10/1996)
- Hiệp định hợp tác Kinh tế và Thương mại(1997 )
- Hiệp đinh Hàng không (1997)
- Biên bản ghi nhớ về ưu đãi tín dụng (2003).
- Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển giai đoạn 2004-2009, xác định về nguyên tắc các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Na Uy trong 5 năm tới (11-2004)
- Ý nguyện thư thoả thuận chuyển đổi nợ còn lại của Chính phủ Việt Nam thành viện trợ phát triển 5,7 triệu USD (11-2004 )
- Bản ghi nhớ về tín dụng không ràng buộc (ký 22-10-2003)./.
Gạo được mùa, xuất khẩu có thể đạt 4,5 triệu tấn  (05/06/2008)
Kỷ niệm 97 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước  (05/06/2008)
Từ RIC đến BRIC: một tổ chức quốc tế có sức lan tỏa mạnh mẽ trong thế giới đương đại  (05/06/2008)
Từ RIC đến BRIC: một tổ chức quốc tế có sức lan tỏa mạnh mẽ trong thế giới đương đại  (05/06/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm cấp Nhà nước Vương quốc Na Uy  (05/06/2008)
Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu chủ tịch mới  (05/06/2008)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên