Chủ tịch Quốc hội thăm hỏi người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh- Liệt sỹ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi tiếp tục có nhiều đổi mới, bám sát tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2017.
Với chủ đề “Đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và khởi nghiệp”, tỉnh đã đạt được những kết quả kinh tế-xã tích cực. Đây là cơ sở để những tháng đầu năm, kinh tế của Quảng Ngãi tiếp tục phát triển, với tổng sản phẩm (GRDP) tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2016, thu ngân sách đạt 66% dự toán. Tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hai dự án FDI, vốn đăng ký trên 62.556 tỷ đồng...
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khi xét các huyện nghèo nhất, trong dải đất miền Trung, Quảng Ngãi có tới 6 huyện (cao nhất cả nước). Mặc dù là tỉnh còn nghèo, xuất phát điểm thấp, lại chịu nhiều hy sinh mất mát trong chiến tranh nhưng Quảng Ngãi có truyền thống hiếu học, có truyền thống “căng buồm đánh bắt xa khơi," luôn nỗ lực vượt qua khó khăn.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá về vấn đề giao thông của Quảng Ngãi còn thiếu và yếu, các tuyến giao thông quan trọng kết nối với các vùng kinh tế chưa được đầu tư đúng mức. Quảng Ngãi có kinh tế biển và du lịch nhưng phát triển chưa xứng với tiềm năng. Tỉnh cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư; tăng cường đối thoại giữa chính quyền với nhân dân, với doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những vướng mắc, tạo sự đồng thuận góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Tỉnh cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng đào tạo nghề, nâng cao giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn; tiếp tục thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số...
Về công tác đền ơn đáp nghĩa, tỉnh đã kiến nghị các bộ, ngành Trung ương hoàn tất thủ tục và hỗ trợ kinh phí để có nguồn lực kịp thời thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, bởi Quảng Ngãi đã lập đề án hỗ trợ nhà ở cho 5.536 hộ có công với cách mạng khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí 160 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh đã ứng 20 tỷ đồng để giải quyết trước cho 500 hộ.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung 2.000 tỷ đồng, trong đó dành một phần bổ sung cho chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với người có công với cách mạng trong trường hợp còn thiếu. Quảng Ngãi là tỉnh còn nhiều khó khăn, do đó UBND tỉnh cần chủ động đề nghị với Bộ Tài chính ứng kinh phí để giải quyết theo nguyên tắc với địa phương khó khăn đề nghị ứng trước kinh phí 80% để tập trung xử lý.
Tỉnh Quảng Ngãi có 11 nghĩa trang liệt sỹ, là nơi yên nghỉ của gần 28.000 liệt sỹ. Trong những năm qua, Trung ương đã quan tâm hỗ trợ để tỉnh sửa chữa, nâng cấp một số nghĩa trang và phần mộ liệt sỹ.
Về kiến nghị của tỉnh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết trong hỗ trợ để địa phương hoàn thành chính sách mộ và nghĩa trang liệt sỹ, Bộ sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí để cùng nguồn ngân sách địa phương từng bước hoàn thành, giải quyết căn bản những khó khăn...
Cùng với đó, Quảng Ngãi quan tâm hai chương trình mục tiêu gắn với 6 huyện nghèo; chú trọng sinh kế của người dân, rà soát lại các trung tâm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tỉnh cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.
Ghi nhận những kiến nghị Trung ương bổ sung vốn để trả nợ dự án di dân tái định cư Hồ chứa nước Nước Trong, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn để đầu tư một số dự án trên huyện đảo Lý Sơn, đầu tư hoàn thành tuyết đường ven biển Dung Quất-Sa Huỳnh..., Chủ tịch Quốc hội cho biết Văn phòng Quốc hội sẽ tập hợp, phân loại để xem xét, nghiên cứu theo thẩm quyền. Những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Quốc hội sẽ có công văn gửi Chính phủ yêu cầu báo cáo, những nội dung thuộc cơ quan hữu quan sẽ yêu cầu cung cấp thêm thông tin. Tất cả những chương trình, dự án đã có chủ trương, chính sách, có kết luận của lãnh đạo mà các bộ, ngành chưa triển khai, Quốc hội về sẽ có ý kiến và sẽ giám sát cho đến khi có kết quả cuối cùng. Những vấn đề thuộc về thẩm quyền của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ căn cứ vào chính sách chung để thực hiện, có tính đến ưu tiên cho biển đảo.
Nhất trí với những giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của tỉnh, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Quảng Ngãi cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Cùng với đó, tỉnh cụ thể hóa thực hiện các Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII phù hợp với đặc thù của địa phương.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao cho Bí thư Huyện ủy Lý Sơn Nguyễn Viết Vy 20 tỷ đồng được huy động bằng nguồn xã hội hóa từ đóng góp của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công Thương để huyện xây dựng chợ trung tâm; gửi tặng quà một số gia đình chính sách trên đảo Lý Sơn. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã trao 106 máy lọc nước cho nhân dân huyện Lý Sơn từ nguồn xã hội hóa.
Sau khi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã đến thăm Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ngãi, tại xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi; trao 100 sổ tiết kiệm (2 triệu đồng/sổ) cho 100 người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đoàn đã đến thăm một số gia đình người có công trên địa bàn huyện Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi.
Tại những nơi đến thăm, Chủ tịch Quốc hội đã ân cần thăm hỏi, động viên và bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình người có công đã có những cống hiến, đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách với người có công, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được thực hiện nhiều năm qua, đồng thời cũng dành nhiều nguồn lực ưu tiên. Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội đã luôn đồng hành với Nhà nước để thực hiện chương trình “Đền ơn đáp nghĩa” thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”./.
Chung tay góp sức, tri ân các gia đình chính sách  (16/07/2017)
Các địa phương theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó với bão số 2  (16/07/2017)
Pháp hy vọng Mỹ thay đổi quan điểm đối với Hiệp định Paris  (16/07/2017)
Hà Nội: Cơ bản không còn gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo  (16/07/2017)
Chủ động phòng, chống bão số 2  (16/07/2017)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam