Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc chậm trễ trả lời phản ánh của người dân
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và thực hiện nghiêm Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 25-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời việc xử lý phản ánh, kiến nghị và trả lời của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Thái Bình, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kịp thời chấn chỉnh việc chậm trễ trong xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ định kỳ hàng quý tổng hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân; đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trang tin điện tử tổng hợp của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ.
* Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, trong quý II-2017, Hệ thống thông tin đã tiếp nhận được 782 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi xem xét, xử lý. Trong đó, phản ánh, kiến nghị về hành vi chiếm 84% (656/782), phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính chiếm 16% (126/782). Một số ngành, lĩnh vực có nhiều phản ánh, kiến nghị là tài nguyên và môi trường (239/782 phản ánh, kiến nghị, tương ứng 31%), lao động, thương binh và xã hội (88/782 phản ánh, kiến nghị, tương ứng 11%), xây dựng chiếm (35/782 phản ánh, kiến nghị, tương ứng 4%).
Đối với 782 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi xem xét, xử lý, Văn phòng Chính phủ đã chuyển 291 phản ánh, kiến nghị đến các bộ, ngành, địa phương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (tương ứng 37%); 491 phản ánh, kiến nghị còn lại đang đề nghị người dân cung cấp bổ sung thông tin làm cơ sở xem xét, chuyển xử lý theo thẩm quyền. Tính đến ngày 28-6-2017, đã có 118/291 phản ánh, kiến nghị được các bộ, ngành, địa phương xem xét, trả lời và được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, 173 phản ánh, kiến nghị còn lại đang được các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu xem xét, xử lý.
Các ý kiến trả lời phản ánh, kiến nghị đều được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Hầu hết phản ánh, kiến nghị sau khi được cơ quan nhà nước tiếp nhận, xử lý đều được người dân nhất trí, hài lòng. Một số phản ánh kiến nghị mang tính chất sáng kiến, giải pháp đã được các bộ, ngành đánh giá cao và cam kết sẽ nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, từ phản ánh, kiến nghị của người dân, một số công chức có hành vi không chuẩn mực trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đã bị kiểm điểm và xử lý./.
Canada tiếp tục duy trì Việt Nam trong các nước ưu tiên nhận viện trợ  (10/07/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-7-2017)  (10/07/2017)
“Chạy”... nhiệm vụ  (10/07/2017)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh xử lý các dự án chưa hiệu quả  (10/07/2017)
Quân đội đồng thời thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước  (10/07/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 03 đến ngày 09-7-2017  (10/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên