Khóa họp lần thứ IV Ủy ban Hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Lào
Tại khóa họp lần thứ IV, hai bên đã thống nhất các hướng ưu tiên hợp tác giai đoạn 2017 – 2019, tập trung vào các nội dung: Triển khai hỗ trợ Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Lào, phương pháp và kinh nghiệm xây dựng văn bản pháp quy phục vụ hoạt động Quỹ; Việt Nam hỗ trợ Lào hoàn thiện hạ tầng pháp quy và nâng cao năng lực kỹ thuật an toàn bức xạ; hỗ trợ trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực thông tin và thống kê cho cán bộ khoa học và công nghệ của Lào; triển khai hoạt động xúc tiến hợp tác, đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các địa phương hai nước; hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Hai bên cũng đã ký các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Quốc gia Việt Nam và Quỹ Phát triển Khoa học và công nghệ Lào; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ Việt Nam và Vụ Công nghệ và Đổi mới Lào.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, trong những năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nội dung quan trọng và cần thiết nhất đó là sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Bộ Khoa học và Công nghệ để cùng nhau rà soát và hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý về khoa học và công nghệ cho phía Lào đồng thời đưa ra những khuyến nghị thiết thực để phía Lào xem xét thực hiện. Bên cạnh đó là hoạt động hợp tác nghiên cứu chung, đây là hình thức hợp tác hiệu quả đối với công nghệ khoa học của hai nước, đặc biệt là hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu khoa học của Lào...
Phát biểu tại khóa họp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chu Ngọc Anh cho biết: Sau khóa họp lần thứ 3 (năm 2014) Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Lào đã tích cực phối hợp tổ chức triển khai Dự án xây dựng công trình “Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý khoa học và công nghệ của Lào” trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Lào. Công trình sẽ sớm được bàn giao và đưa vào sử dụng trong quý IV-2017, góp phần giúp Bộ Khoa học và Công nghệ Lào có cơ sở vật chất để tổ chức công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp của Lào, nhằm bắt kịp xu thế phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới. Công trình này sẽ là biểu tượng của sự hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ hai nước Việt Nam và Lào.
Thực tế cho thấy, các dự án Khoa học và Công nghệ mà Việt Nam đầu tư có trọng điểm, giải quyết các vấn đề cấp bách mà phía Lào đang gặp phải. Mặc dù kinh phí hỗ trợ đối với các dự án hợp tác với Lào còn khiêm tốn nhưng hai bên đã phối hợp chặt chẽ về chuyên môn, phát huy tính độc lập, tự chủ của các bạn Lào, khuyến khích cán bộ Lào tham gia tích cực vào thực hiện các hoạt động của dự án.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Lào Boviengkham Vongdara khẳng định: Mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào nói chung và hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nói riêng đang ngày càng phát triển, đặt yêu cầu hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng các nhà khoa học và nhân dân hai nước. Phía Lào đánh giá cao các kết quả đã đạt được thông qua các dự án hợp tác giữa hai bên, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân Lào nói chung và cộng đồng các nhà khoa học của nước Lào nói riêng. Những kinh nghiệm mà Việt Nam đã chia sẻ thông qua triển khai các dự án là những bài học kinh nghiệm quý để Lào có thể áp dụng nhằm đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ trong thời gian tới./.
Tạo động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam với Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus  (25/06/2017)
Hội nghị hợp tác đầu tư và phát triển Hà Nội  (25/06/2017)
Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam  (25/06/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên