Hội nghị Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, hội nghị là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc vào thành công của "Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia" và "Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào". Hội nghị cũng là dịp để Mặt trận ba nước cùng chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, cùng xây dựng các nguyên tắc, nội dung cơ bản để định hướng cho mối quan hệ giữa ba tổ chức Mặt trận trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị, Mặt trận mỗi nước cần tăng cường hơn nữa việc tổ chức vận động, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa Campuchia - Lào - Việt Nam, không để cho các thế lực xấu bôi nhọ, làm sai lệch mối quan hệ tốt đẹp giữa ba nước, góp phần thắt chặt quan hệ giữa ba nước ngày càng bền vững.
Hợp tác giữa Mặt trận ba nước cần hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, kết nối giao thông, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu của mỗi nước, gắn chặt với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; hướng dẫn các địa phương ở dọc đường biên giới của từng nước triển khai hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực; cùng giữ gìn an ninh, trật tự đường biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, phát triển.
Ngoài việc duy trì thường xuyên việc trao đổi đoàn đại biểu cấp cao của ba Mặt trận thăm hữu nghị lẫn nhau, cần tăng cường trao đổi các đoàn cán bộ Mặt trận ở Trung ương, các địa phương sang thăm, hợp tác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm công tác Mặt trận.
Bên cạnh đó, tổ chức Mặt trận ba nước cần phối hợp để cùng xây dựng cộng đồng ASEAN hướng về người dân; xây dựng tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước, nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, vì sự phát triển phồn thịnh và bền vững của các quốc gia, dân tộc.
Phát biểu chào mừng hội nghị, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Samdech Heng Samrin nêu rõ, hội nghị mang ý nghĩa quan trọng trong việc vun đắp, củng cố, phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa ba nước có chung đường biên giới; tập trung trí tuệ tập thể để tìm kiếm biện pháp thích hợp, cùng nhau ngăn ngừa, không để xảy ra hành động bạo lực trên tuyến biên giới chung, tiến tới củng cố hòa bình, phát triển thịnh vượng như mong muốn của nhân dân ba nước, phù hợp với nhận thức ''Láng giềng tốt''.
Ông Samdech Heng Samrin đề nghị phổ biến rộng rãi nội dung Bản ghi nhớ đến mọi tầng lớp nhân dân của ba nước nhằm củng cố, phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp; thúc đẩy, động viên, tạo điều kiện để người dân tham gia mọi hoạt động xã hội, thương mại, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y học, môi trường... Bên cạnh đó, cần động viên cấp địa phương có chung đường biên giới ba nước, đặc biệt giữa các tỉnh, huyện, xã có chung đường biên tiến hành kết nghĩa, thành lập các hội hữu nghị nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giao lưu trên mọi lĩnh vực, trong đó chú trọng giữ gìn, bảo vệ an ninh và trật tự trên tuyến biên giới.
Khẳng định hội nghị có ý nghĩa quan trọng để Mặt trận ba nước ôn lại truyền thống, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane nhấn mạnh, đây cũng là dịp đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ chương trình hợp tác giữa Mặt trận ba nước; cùng nhau giải quyết, tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc trong quan hệ hợp tác, nhất là tại các địa phương có chung đường biên giới của ba nước để tăng cường sự hợp tác, giao lưu, gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, khắc phục hậu quả thiệt hại thiên tai theo khả năng, thế mạnh và tình hình đặc điểm của mình; cùng vận động thúc đẩy nhân dân trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ba dân tộc.
Ông Saysomphone Phomvihane đề nghị, Mặt trận ba nước cần tăng cường tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp, giới tính, độ tuổi về truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia; hướng dẫn các địa phương, nhất là các địa phương có chung đường biên giới của mỗi nước triển khai nội dung tinh thần của Bản ghi nhớ bằng việc hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực, cùng nhau giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, tổ chức trao đổi đoàn đại biểu cấp cao, đoàn cấp vụ, chuyên gia sang thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm.
Dịp này, Chủ tịch Mặt trận 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam đã ký chương trình hợp tác giữa ba tổ chức Mặt trận giai đoạn 2017-2020.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng quốc gia Dân tộc Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia Samdech Heng Samrin; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane dẫn đầu đoàn đại biểu dự Hội nghị đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng-2017: Những màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, đặc sắc và hấp dẫn  (25/06/2017)
Củng cố tình hữu nghị giữa Mặt trận hai nước Việt Nam-Campuchia  (24/06/2017)
Điện thăm hỏi vụ sạt lở núi nghiêm trọng tại Tứ Xuyên, Trung Quốc  (24/06/2017)
Lãnh đạo Nhà nước tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin  (24/06/2017)
Khó khăn quản lý giá đất xung quanh dự án sân bay Long Thành  (24/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay