Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bắt đầu thăm song phương Thụy Sỹ
Tiếp tục các hoạt động công tác tại thành phố Bern – Thụy Sỹ, ngày 3-2, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tiếp xúc song phương với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sỹ Loris Leuthard, gặp gỡ và trao đổi với Bộ trưởng Nội vụ Thụy Sỹ Pascal Couchepin, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ - phụ trách giáo dục và nghiên cứu Mauro Dell’ Ambrogio.
| ||||
Tại buổi làm việc với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sỹ Louis Leuthard, hai bên đã trao đổi về tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, đặc biệt là những biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên toàn cầu hiện nay. Phó Tổng thống Thụy Sỹ Loris Leuthard đánh giá cao những thành tựu phát triển về kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục. Phó Tổng thống Thụy Sỹ khẳng định, Thụy Sỹ luôn coi Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách viện trợ phát triển, trong đó, có việc hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn hậu WTO. Phó Tổng thống Thụy Sỹ bày tỏ hài lòng về sự phát triển tích cực trong quan hệ thương mại song phương trong thời gian qua, đồng thời cũng cho rằng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của 2 nước. Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam, Thụy Sỹ chính thức đề nghị Việt Nam xem xét đàm phán, thiết lập khu vực tự do thương mại với Khu vực mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) bao gồm Thụy Sỹ, Na-uy, Iceland, Lichstenten. Hai bên nhất trí giao chuyên gia 2 nước triển khai nghiên cứu khả thi vấn đề này. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhất trí đánh giá giáo dục đào tạo là một lĩnh vực cần ưu tiên hợp tác giữa hai nước. Phía Thụy Sỹ hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về việc ký kết thỏa thuận khung hợp tác đào tạo du lịch giữa Việt Nam và Thụy Sỹ. Thụy Sỹ cũng đề nghị Việt Nam xem xét khả năng mở đường bay trực tiếp giữa hai nước.
Gặp gỡ và trao đổi với Bộ trưởng Nội vụ Thụy Sỹ Pascal Couchepin và Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ - phụ trách giáo dục và nghiên cứu Mauro Dell’Ambrogio, các nhà lãnh đạo đã bàn thảo cụ thể nội dung hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, phía Thụy Sỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong những lĩnh vực đào tạo mà Thụy Sỹ có thế mạnh, cụ thể như du lịch, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng tài chính và một số ngành thuộc nhóm công nghệ cao. Phía Thụy Sỹ cam kết sẽ hỗ trợ đào tạo cho Việt Nam ít nhất từ 10 - 15 tiến sỹ/năm (trong đó sẽ cấp 2-3 học bổng toàn phần). Hai bên nhất trí triển khai đàm phán cụ thể về Hiệp định khung hợp tác trong giai đoạn 2012-2015, với sự hỗ trợ của Chính phủ liên bang Thụy Sỹ. Việt Nam và Thụy Sỹ nhất trí cao trong việc tăng cường hợp tác giữa các trường đại học của hai nước nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm và nói chuyện với tập thể giáo sư và giảng viên cao cấp của Trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sỹ; chứng kiến lễ ký kết văn kiện hợp tác giữa Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Kinh doanh thuộc Đại học Tây Bắc Thụy Sỹ./. |
Tình hình sản xuất - kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực tăng khá  (03/02/2009)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng  (03/02/2009)
Gói kích cầu nên vào đâu là trúng?  (03/02/2009)
Vấn đề phát triển cây công nghiệp ở nước ta  (03/02/2009)
Cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng mới của thế giới và Việt Nam  (03/02/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên