Thông tin chỉ đạo, điều hành mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê đến năm 2030 nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng thống kê; định hướng phát triển, kiểm soát và nâng cao chất lượng thông tin thống kê theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Đề án đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng thống kê, bao gồm các hoạt động chủ yếu: Rà soát, đánh giá thực trạng các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng thống kê; soạn thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng thống kê.
Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn thống kê, bao gồm các hoạt động chủ yếu: Rà soát, đánh giá thực trạng việc xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn thống kê; xây dựng, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các tiêu chuẩn thống kê; xây dựng cơ sở dữ liệu đặc tả thống kê (metadata); xây dựng bộ tiêu chí chất lượng thống kê, bao gồm các hoạt động chủ yếu: Soạn thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bộ tiêu chí chất lượng thống kê của hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là bộ, ngành); biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí chất lượng thống kê.
Xây dựng các công cụ, phương pháp, quy trình đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê, bao gồm các hoạt động chủ yếu: Nghiên cứu, cập nhật các công cụ, phương pháp, quy trình đánh giá chất lượng thống kê của Liên hợp quốc, một số quốc gia và tổ chức quốc tế; xây dựng bộ công cụ, phương pháp, quy trình đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê; biên soạn sổ tay hướng dẫn quản lý chất lượng thống kê.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình tuyên truyền về chất lượng thống kê; xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý chất lượng thống kê.
Triển khai thử nghiệm đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê; hoàn thiện bộ tiêu chí chất lượng thống kê, các công cụ, phương pháp, quy trình đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê; thực hiện tự đánh giá, đánh giá độc lập, đánh giá đột xuất và báo cáo chất lượng thống kê quốc gia; xây dựng và áp dụng hệ thống tự đánh giá chất lượng thống kê trực tuyến.
Nghiên cứu xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị Đề án nghiên cứu xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09-01-2015 của Chính phủ và Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13-01-2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24-10-2014 của Chính phủ về việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tổ chức sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị định, trên cơ sở đó báo cáo nội dung cần sửa đổi, bổ sung với Thủ tướng Chính phủ.
Xử lý vi phạm trực tuyến về nhãn hiệu, sáng chế
Báo ICT News phản ánh về sự phát triển mạnh của thương mại điện tử đang dẫn tới tình trạng xuất hiện hàng loạt các vi phạm trực tuyến về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Phó Thủ tướng cho ý kiến về quản lý, sử dụng đất doanh nghiệp cổ phần hóa
Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4393/VPCP-ĐMDN ngày 28-4-2017 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đối với đề nghị của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính (Công văn số 2000/BTC-TTr ngày 15-02-2017) và ý kiến của các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ về việc quản lý sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có ý kiến: Bộ Tài chính chuyển danh sách gồm 60 các cơ sở nhà, đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư cho Thanh tra Chính phủ tham khảo, phục vụ công tác thanh tra về việc quản lý đất đai theo kế hoạch thanh tra năm 2017.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định Luật Đất đai năm 2013 về bán đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định về thu hồi đất.
Hỗ trợ học tập học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
Đối tượng áp dụng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ (dân tộc thiểu số rất ít người).
Về chính sách ưu tiên tuyển sinh, trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng.
Cụ thể, trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non; trường, lớp mẫu giáo công lập; học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học cơ sở; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Về chính sách hỗ trợ học tập, trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.
Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
Chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; trợ giúp xã hội; giáo dục, đào tạo...
Nghị định nêu rõ, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em không nơi nương tựa; trẻ em khuyết tật; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em bị mua bán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.
Nhà nước cũng có chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể, nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hằng tháng đối với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp, trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội.
Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp theo quy định.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài ra, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật trẻ em./.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành đối thoại với doanh nghiệp thủy sản  (14/05/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự khai mạc Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2017  (13/05/2017)
Tiếp tục các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM-2)  (13/05/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại quận Đồ Sơn  (13/05/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc  (13/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên