Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm kiếm cứu nạn tàu Hải Thành 26-BLC
23:04, ngày 29-03-2017
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 438/CĐ-TTg ngày 28-3-2017 về việc tìm kiếm cứu nạn tàu vận tải Hải Thành 26-BLC bị chìm tại khu vực biển Bà Rịa-Vũng Tàu.
Công điện nêu rõ:
Về sự cố chìm tàu vận tải Hải Thành 26-BLC tại khu vực biển Bà Rịa-Vũng Tàu làm một số thuyền viên mất tích, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, động viên đối với các thuyền viên bị nạn, thân nhân của các thuyền viên đang còn mất tích và yêu cầu:
1. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp tìm kiếm số thuyền viên hiện đang còn mất tích; phối hợp với Bộ Công an làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn nêu trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và chủ tàu vận tải Hải Thành 26-BLCtổ chức thăm hỏi, động viên đối với các thuyền viên bị nạn và thân nhân các thuyền viên đang còn mất tích.
3. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải trên biển, bảo đảm an toàn, không để xảy ra vụ việc đâm va tương tự.
Sáng 29-3, tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 3 (Trung tâm 3, đóng tại thành phố Vũng Tàu), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đã chủ trì cuộc họp với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông Vận tải, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để đưa ra phương án tìm kiếm 9 thuyền viên của tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm đang mất tích trên biển.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đã đánh giá cao sự phối hợp, hiệp đồng của các đơn vị trong công tác tổ chức tìm kiếm cứu nạn thuyền viên của tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm; đồng thời, yêu cầu các lực lượng này tiếp tục khẩn trương, tập trung cao độ để tìm kiếm những thuyền viên còn mất tích. Trong quá trình tìm kiếm, bên cạnh các lực lượng của cơ quan chức năng cần tăng cường phát thông báo để các tàu đánh cá, tàu hàng đang hoạt động trong khu vực cảnh giới, hỗ trợ tìm kiếm. Mỗi ngày, các đơn vị cứu nạn phải có một phương án tìm kiếm cụ thể để tùy tình hình thực tế có thể huy động thêm các tàu khác tham gia.
Theo ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, vào thời điểm tàu Hải Thành 26-BLC chìm, có 5 thuyền viên đang ở trên ca bin (trong đó có 2 thuyền viên đã được cứu vào sáng 28-3) và 6 thuyền viên đang ngủ ở dưới các khoang tàu.
Ngoài hiện trường, hiện có 5 tàu của Trung tâm 3, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Petrolimex cùng nhiều tàu cá của ngư dân đang tích cực tham gia tìm kiếm. Hiện cơ quan chuyên môn về hàng hải cũng đã đánh giá, khoanh vùng khu vực khả năng tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm (vùng tròn bán kính khoảng 3 hải lý). Độ sâu khu vực này khoảng 30 mét.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin, trưa 29-3, một tàu của Bộ đội Biên phòng tỉnh và 12 tàu cá hành nghề giã cào của ngư dân xuất phát ra hiện trường tìm kiếm. Lực lượng tìm kiếm Hải quân cũng cho hay, tàu Trần Đại Nghĩa-tàu tìm kiếm hiện đại nhất của Hải quân tới hiện trường vào trưa 29-3, để phối hợp cùng lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra, lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Công ty Tân Cảng hiện đang có một số tàu như HQ 794, CSB 8005, ĐN 2000, KN 290…, đều sẵn sàng xuất phát khi có yêu cầu của Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia.
Trong ngày 29-3, sau khi có các tàu có khả năng dò tìm ở dưới độ sâu được tăng cường đến, thì công tác tìm kiếm các thuyền viên đang mất tích cùng con tàu chìm sẽ được triển khai ở cả dưới mặt nước. Hiện sóng, gió tại hiện trường đã giảm so với ngày 28-3, nên thuận tiện hơn cho công tác tìm kiếm cứu nạn.
Còn theo ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, qua công tác điều tra ban đầu, hiện đã cơ bản xác định được con tàu đã đâm chìm tàu Hải Thành 26-BLC trên vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện Cục Hàng hải Việt Nam đang hoàn thiện kết luận điều tra về vụ đâm va tàu nghiêm trọng này.
Khảng 14 giờ 30 phút chiều cùng ngày, theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, tàu quét Trần Đại Nghĩa (HQ 888) của lực lượng Hải quân đã xác định được vị tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm. Như vậy, chỉ sau gần 2 tiếng có mặt tại hiện trường, triển khai công tác rà quét, tàu Trần Đại Nghĩa đã nhanh chóng xác định được vị trí tàu Hải Thành 26-BLC chìm.
Vị trí phát hiện tàu Hải Thành 26-BLC chìm chỉ cách vị trí phao Epirb của tàu này chỉ hơn 1 hải lý (đây là phao đã phát tín hiệu báo nạn cho Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam vào lúc 4 giờ 37 phút ngày 28-3), cách mũi Vũng Tàu khoảng 43 hải lý và mũi Lagi (tỉnh Bình Thuận) khoảng 20 hải lý.
Tàu chìm ở độ sâu từ 28 mét đến 30 mét; hiện chưa phát hiện có dấu hiệu tràn dầu nào. Sau khi phát hiện tàu chìm, các cơ quan chức năng sẽ khảo sát, đánh giá dòng chảy, điều kiện khí hậu thời tiết để lên phương án lặn vào tàu Hải Thành 26-BLC tìm kiếm các thuyền viên có thể bị mắc kẹt trong tàu, khóa van ngăn chặn nguy cơ tràn dầu.
Theo thông tin từ các lực lượng tìm kiếm trên mặt biển, đến cuối ngày 29-3, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được thêm thuyền viên nào trong số 9 thuyền viên của tàu Hải Thành 26-BLC đang mất tích./.
Về sự cố chìm tàu vận tải Hải Thành 26-BLC tại khu vực biển Bà Rịa-Vũng Tàu làm một số thuyền viên mất tích, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, động viên đối với các thuyền viên bị nạn, thân nhân của các thuyền viên đang còn mất tích và yêu cầu:
1. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp tìm kiếm số thuyền viên hiện đang còn mất tích; phối hợp với Bộ Công an làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn nêu trên báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và chủ tàu vận tải Hải Thành 26-BLCtổ chức thăm hỏi, động viên đối với các thuyền viên bị nạn và thân nhân các thuyền viên đang còn mất tích.
3. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải trên biển, bảo đảm an toàn, không để xảy ra vụ việc đâm va tương tự.
Sáng 29-3, tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 3 (Trung tâm 3, đóng tại thành phố Vũng Tàu), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đã chủ trì cuộc họp với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông Vận tải, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để đưa ra phương án tìm kiếm 9 thuyền viên của tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm đang mất tích trên biển.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đã đánh giá cao sự phối hợp, hiệp đồng của các đơn vị trong công tác tổ chức tìm kiếm cứu nạn thuyền viên của tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm; đồng thời, yêu cầu các lực lượng này tiếp tục khẩn trương, tập trung cao độ để tìm kiếm những thuyền viên còn mất tích. Trong quá trình tìm kiếm, bên cạnh các lực lượng của cơ quan chức năng cần tăng cường phát thông báo để các tàu đánh cá, tàu hàng đang hoạt động trong khu vực cảnh giới, hỗ trợ tìm kiếm. Mỗi ngày, các đơn vị cứu nạn phải có một phương án tìm kiếm cụ thể để tùy tình hình thực tế có thể huy động thêm các tàu khác tham gia.
Theo ông Vũ Việt Hùng, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, vào thời điểm tàu Hải Thành 26-BLC chìm, có 5 thuyền viên đang ở trên ca bin (trong đó có 2 thuyền viên đã được cứu vào sáng 28-3) và 6 thuyền viên đang ngủ ở dưới các khoang tàu.
Ngoài hiện trường, hiện có 5 tàu của Trung tâm 3, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Petrolimex cùng nhiều tàu cá của ngư dân đang tích cực tham gia tìm kiếm. Hiện cơ quan chuyên môn về hàng hải cũng đã đánh giá, khoanh vùng khu vực khả năng tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm (vùng tròn bán kính khoảng 3 hải lý). Độ sâu khu vực này khoảng 30 mét.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin, trưa 29-3, một tàu của Bộ đội Biên phòng tỉnh và 12 tàu cá hành nghề giã cào của ngư dân xuất phát ra hiện trường tìm kiếm. Lực lượng tìm kiếm Hải quân cũng cho hay, tàu Trần Đại Nghĩa-tàu tìm kiếm hiện đại nhất của Hải quân tới hiện trường vào trưa 29-3, để phối hợp cùng lực lượng tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra, lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Công ty Tân Cảng hiện đang có một số tàu như HQ 794, CSB 8005, ĐN 2000, KN 290…, đều sẵn sàng xuất phát khi có yêu cầu của Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia.
Trong ngày 29-3, sau khi có các tàu có khả năng dò tìm ở dưới độ sâu được tăng cường đến, thì công tác tìm kiếm các thuyền viên đang mất tích cùng con tàu chìm sẽ được triển khai ở cả dưới mặt nước. Hiện sóng, gió tại hiện trường đã giảm so với ngày 28-3, nên thuận tiện hơn cho công tác tìm kiếm cứu nạn.
Còn theo ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, qua công tác điều tra ban đầu, hiện đã cơ bản xác định được con tàu đã đâm chìm tàu Hải Thành 26-BLC trên vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện Cục Hàng hải Việt Nam đang hoàn thiện kết luận điều tra về vụ đâm va tàu nghiêm trọng này.
Khảng 14 giờ 30 phút chiều cùng ngày, theo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, tàu quét Trần Đại Nghĩa (HQ 888) của lực lượng Hải quân đã xác định được vị tàu Hải Thành 26-BLC bị chìm. Như vậy, chỉ sau gần 2 tiếng có mặt tại hiện trường, triển khai công tác rà quét, tàu Trần Đại Nghĩa đã nhanh chóng xác định được vị trí tàu Hải Thành 26-BLC chìm.
Vị trí phát hiện tàu Hải Thành 26-BLC chìm chỉ cách vị trí phao Epirb của tàu này chỉ hơn 1 hải lý (đây là phao đã phát tín hiệu báo nạn cho Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam vào lúc 4 giờ 37 phút ngày 28-3), cách mũi Vũng Tàu khoảng 43 hải lý và mũi Lagi (tỉnh Bình Thuận) khoảng 20 hải lý.
Tàu chìm ở độ sâu từ 28 mét đến 30 mét; hiện chưa phát hiện có dấu hiệu tràn dầu nào. Sau khi phát hiện tàu chìm, các cơ quan chức năng sẽ khảo sát, đánh giá dòng chảy, điều kiện khí hậu thời tiết để lên phương án lặn vào tàu Hải Thành 26-BLC tìm kiếm các thuyền viên có thể bị mắc kẹt trong tàu, khóa van ngăn chặn nguy cơ tràn dầu.
Theo thông tin từ các lực lượng tìm kiếm trên mặt biển, đến cuối ngày 29-3, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được thêm thuyền viên nào trong số 9 thuyền viên của tàu Hải Thành 26-BLC đang mất tích./.
Tới lượt Văn phòng Chính phủ tính toán khoán kinh phí xe công  (29/03/2017)
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - nhân tố quyết định sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị ở Việt Nam  (29/03/2017)
Công bố Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2016  (29/03/2017)
Công bố Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2016  (29/03/2017)
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam - Số 12, Quý 4 năm 2016  (29/03/2017)
Huy động nguồn lực của xã hội cho phát triển khoa học - công nghệ  (29/03/2017)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay