Công bố Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2016
TCCSĐT - Nhằm thực hiện thành công Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2471/QĐ-TTg, ngày 28-12-2011, của Thủ tướng Chính phủ, sáng 29-3-2017, lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2016.
Phát biểu tại Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng biên tập Trần Quốc Khánh cho biết, lần đầu tiên Báo cáo xuất, nhập khẩu năm 2016 được ra mắt và sẽ được thực hiện thành báo cáo xuất khẩu thường niên, nhằm phục vụ thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác, với cái nhìn tổng quan, có hệ thống về xuất, nhập khẩu tới các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách, hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng cao, thể hiện trên cả 2 phương diện quy mô và tốc độ tăng so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 176,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2016, cả nước có 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD so với 23 mặt hàng của năm 2015. Các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 28,4%, ước đạt 50,04 tỷ USD, tăng 4,8%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 70,22%, ước đạt 123,55 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2015.
Đây là một kết quả khả quan trong tương quan so sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng trưởng GDP, tạo việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, đồng thời cũng thể hiện sự phục hồi của sản xuất trong nước, góp phần tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Về cơ cấu, các nhóm hàng xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của Chiến lược xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến 2030. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 80,3%), tiếp đó là nhóm hàng nông sản, thủy sản (khoảng 12,6%) và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (khoảng 2%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2016 ước đạt hơn 174 tỷ USD, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là các mặt hàng nguyên, phụ liệu phục vụ xuất khẩu, xuất siêu được duy trì ở mức 2,52 tỷ USD.
Tuy nhiên, đằng sau những con số này vẫn còn ẩn chứa một số tồn tại cần nhanh chóng khắc phục để hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả của xuất, nhập khẩu, như: tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến bắt đầu gia tăng nhưng vẫn còn tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô ở nhóm hàng khoáng sản và một số mặt hàng nông sản, hoặc xuất khẩu theo hình thức gia công và phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; chất lượng sản phẩm xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản còn chưa đồng đều, chủng loại còn đơn điệu; năng lực cạnh tranh vẫn chưa được cải thiện nhiều, giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao,... dẫn đến sự phát triển xuất khẩu chưa bền vững.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định: Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam 2016 đã đánh giá tổng quan có hệ thống về những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất, nhập khẩu; cung cấp thông tin trung thực, chính xác, phản ánh những kết quả đạt được cũng như những cơ hội, thách thức và bước tiến mới của hoạt động xuất, nhập khẩu trong năm 2016. Nội dung cung cấp trong Báo cáo đa dạng, toàn diện từ tình hình xuất, nhập khẩu theo từng nhóm hàng, từng thị trường đến đàm phán, tổ chức thực hiện các cam kết theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tình hình tận dụng các cơ hội do các FTA mang lại. Báo cáo cũng đề cập các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động ngoại thương của Bộ Công Thương, như xây dựng cơ chế, chính sách xuất, nhập khẩu; các chương trình xúc tiến thương mại cũng như các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, thuận lợi hóa thương mại và phòng vệ thương mại.
Báo cáo xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2016 sẽ là ấn phẩm hữu ích giúp cho các cơ quan hữu quan, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin tham khảo phục vụ trong quá trình hoạch định chính sách và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình, qua đó giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định và giảm thiểu những rủi ro, tận dụng những cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu tăng trưởng bền vững./.
Năm 2016, Việt Nam vẫn giữ được kim ngạch xuất khẩu cao sang các thị trường chủ lực, như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc... Cụ thể, thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dẫn đầu với 38,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2015; tiếp đến là thị trường EU đạt 34 tỷ USD, tăng 10%; Trung Quốc đạt 21,8 tỷ USD, tăng 27,4%; Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29%; riêng xuất khẩu sang thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt 17,4 tỷ USD, giảm 4,7%.
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam - Số 12, Quý 4 năm 2016  (29/03/2017)
Huy động nguồn lực của xã hội cho phát triển khoa học - công nghệ  (29/03/2017)
Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2017  (29/03/2017)
Philippines xác nhận tham vấn song phương với Trung Quốc về Biển Đông  (29/03/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay