Hội nghị toàn quốc công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
TCCSĐT - Sáng 23-3-2017, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Các đồng chí: Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Trưởng Ban Chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chủ trì Hội nghị.
Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 7 năm (2010 - 2016), cả nước đã có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề; trong đó có gần 3,5 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27-11-2009, phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, do Thủ tướng Chính phủ ký, với trên 40% học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp. Sau học nghề, nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, học cho biết chuyển sang học nghề để nắm bắt khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm được việc làm có thu nhập cao, làm giàu và giảm nghèo bền vững. Số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt gần 80%. Riêng trong năm 2016, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã khắc phục được tình trạng “đánh trống ghi tên” từng xảy ra thời gian qua. Các địa phương đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của đào tạo nghề và có chuyển biến tích cực
Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đưa vào là nội dung thành phần trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg, ngày 16-8-2016, của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (1,4 triệu người học nghề nông nghiệp; 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp); trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 3,84 triệu người và yêu cầu là nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Tổng kinh phí thực hiện cho giai đoạn 2016 - 2020 là 12.600 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương 7.746 tỷ đồng; ngân sách địa phương 3.403 tỷ đồng và vốn huy động từ các nguồn khác 1.451 tỷ đồng. Mục tiêu là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề....
Về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2011 - 2015, cả nước đã hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.148.917 người, đạt 75% so với kế hoạch đề ra. Sau học nghề, có 872.696 người (chiếm 69%) có việc làm mới hoặc nâng cao hiệu quả của việc làm cũ, trong đó có 29.236 lao động được tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc, có 26.753 lao động sau khi học xong, tổ chức sản xuất được các hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 9.244 người sau khi học xong đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
Nội dung đào tạo nghề trong giai đoạn này tập trung vào đào tạo nông dân nòng cốt để thực hiện các dự án trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nông dân làm dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, như phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, dịch vụ thủy nông, thuyền trưởng, máy trưởng,…; đào tạo cho nông dân ở các vùng khó khăn, vùng nghèo về kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội.
Các cơ sở đào tạo nghề được đầu tư nâng cấp, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động ở nông thôn. Hệ thống khuyến nông đã bắt đầu tham gia chương trình đào tạo nghề nông nghiệp nên các cơ sở đào tạo nghề bảo đảm các quy định được mở rộng từ Trung ương đến địa phương…
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, song công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại. Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát với thực tiễn, gắn với các mô hình sản xuất.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.400.000 lao động nông thôn, với tổng kinh phí hỗ trợ đào đạo nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 2.000 tỷ đồng, trong đó: kinh phí Trung ương hỗ trợ từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.100 tỷ đồng, kinh phí địa phương là 800 tỷ đồng, nguồn kinh phí khác 100 tỷ đồng. Kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng theo quyết định hiện hành.
Tại Hội nghị, đại diện một số lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở lao động - thương binh và xã hội và một số cơ sở dạy nghề đã tập trung đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua, những gì là thế mạnh, thành công, hạn chế; nêu rõ kinh nghiệm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở địa phương mình, qua đó có những đề xuất, kiến nghị nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới./.
Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 và triển vọng năm 2017  (23/03/2017)
Gắn kết hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay  (23/03/2017)
Toàn văn Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam-Singapore  (23/03/2017)
Hà Nội có thể chủ động về nguồn vốn cho thanh niên khởi nghiệp  (22/03/2017)
Tổng thống Israel và Phu nhân thăm Di sản Vịnh Hạ Long  (22/03/2017)
Việt Nam và Malaysia thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng  (22/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên