Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ tại chùa Từ Ân Berlin
22:19, ngày 13-03-2017
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 12-3, chùa Từ Ân ở thủ đô Berlin đã tổ chức Đại lễ cầu siêu của cộng đồng người Việt để tri ân các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh vì độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, hải đảo của Tổ quốc.
Buổi lễ được tổ chức trang trọng với sự tham dự của các phật tử, đại diện Hội cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin-Brandenburg cùng một số hội đoàn cộng đồng người Việt tại Đức.
Mở đầu buổi lễ, trụ trì chùa Từ Ân, Thượng tọa Thích Từ Nhơn đã cùng các tăng ni, phật tử và bà con kiều bào dành phút mặc niệm theo nghi thức Phật giáo và dâng hương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ những chiến sỹ đã ngã xuống trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ biên giới, biển đảo của Tổ quốc, cầu mong cho vong linh các anh hùng liệt sỹ được siêu thoát.
Ông Nguyễn Tiến Khởi, một cựu chiến binh từng nhiều năm hoạt động ở Trường Sa, đã gợi lại nhiều kỷ niệm với những đồng đội mà ngày nay không còn nữa, đồng thời bày tỏ lời cảm ơn chân thành với chùa Từ Ân cùng bà con người Việt tại Berlin đã tổ chức Đại lễ cầu siêu cho những người hy sinh thân mình vì biên cương, biển đảo của Tổ quốc.
Ông Khởi khẳng định thế hệ ngày nay sẽ mãi khắc ghi những công ơn to lớn và luôn thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh cao cả của những anh hùng liệt sỹ.
Trong Đại lễ cầu siêu, các thành viên hội Phật tử của chùa Từ Ân cũng đã thể hiện nhiều ca khúc như “Cùng anh tiến quân trên đường dài”, “Gần lắm Trường Sa ơi"... để ca ngợi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước./.
Mở đầu buổi lễ, trụ trì chùa Từ Ân, Thượng tọa Thích Từ Nhơn đã cùng các tăng ni, phật tử và bà con kiều bào dành phút mặc niệm theo nghi thức Phật giáo và dâng hương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ những chiến sỹ đã ngã xuống trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ biên giới, biển đảo của Tổ quốc, cầu mong cho vong linh các anh hùng liệt sỹ được siêu thoát.
Ông Nguyễn Tiến Khởi, một cựu chiến binh từng nhiều năm hoạt động ở Trường Sa, đã gợi lại nhiều kỷ niệm với những đồng đội mà ngày nay không còn nữa, đồng thời bày tỏ lời cảm ơn chân thành với chùa Từ Ân cùng bà con người Việt tại Berlin đã tổ chức Đại lễ cầu siêu cho những người hy sinh thân mình vì biên cương, biển đảo của Tổ quốc.
Ông Khởi khẳng định thế hệ ngày nay sẽ mãi khắc ghi những công ơn to lớn và luôn thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh cao cả của những anh hùng liệt sỹ.
Trong Đại lễ cầu siêu, các thành viên hội Phật tử của chùa Từ Ân cũng đã thể hiện nhiều ca khúc như “Cùng anh tiến quân trên đường dài”, “Gần lắm Trường Sa ơi"... để ca ngợi sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước./.
Ra mắt chuyên trang cung cấp thông tin liệt sỹ và mộ liệt sỹ  (13/03/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 06-3 đến 12-3-2017)  (13/03/2017)
Phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ  (13/03/2017)
Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa  (13/03/2017)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm