Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Nepal
21:50, ngày 09-03-2017
Ngày 09-3-2017, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Bộ trưởng Thương Mại Nepal Romi Gauchan Thakali đến chào xã giao nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc khu vực Á-Âu về thuận lợi hóa trung chuyển, thương mại và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững (từ ngày 07 đến ngày 09-3 tại Hà Nội).
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng chúc mừng Chính phủ và nhân dân Nepal đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, từng bước khắc phục hậu quả của trận động đất lịch sử vào tháng 4-2015 và ban hành Hiến pháp mới (tháng 9-2015) nhằm hướng tới một nước Nepal dân chủ, ổn định và thịnh vượng.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Nepal; bày tỏ vui mừng với việc quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nepal liên tục được duy trì và củng cố trong những năm gần đây, đặc biệt là hợp tác giữa Đảng Cộng sản - Đảng cầm quyền của hai nước phát triển hết sức tốt đẹp.
Phó Thủ tướng đề nghị hai bên, trên cơ sở quan hệ chính trị tốt đẹp và tin cậy, cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng; sớm hoàn tất việc đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ cũng như các Hiệp định hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại, văn hóa, du lịch, hàng không, thiết lập các cơ chế hợp tác song phương về kinh tế, thương mại để tạo khuôn khổ pháp lý cho từng lĩnh vực hợp tác cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh tế, Phó Thủ tướng cho rằng kim ngạch song phương hiện mới đạt 41 triệu USD năm 2016 còn thấp so với tiềm năng của hai nước; đề nghị Nepal tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Nepal trong lĩnh vực năng lượng, hạ tầng, viễn thông - là những lĩnh vực mà Nepal đang có nhu cầu; cũng như hỗ trợ để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu vào thị trường Nepal.
Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đã lập Văn phòng Lãnh sự danh dự tại Kathmandu (thủ đô của Nepal) từ tháng 10-2016 và mong phía Nepal xem xét thiết lập cơ quan đại diện tương đương để tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước.
Bộ trưởng Thương mại Nepal Romi Gauchan Thakali cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ ngưỡng mộ trước những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; cho biết Nepal coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại; mong muốn hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp cũng như giao lưu nhân dân nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy các cơ hội hợp tác./.
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Nepal; bày tỏ vui mừng với việc quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nepal liên tục được duy trì và củng cố trong những năm gần đây, đặc biệt là hợp tác giữa Đảng Cộng sản - Đảng cầm quyền của hai nước phát triển hết sức tốt đẹp.
Phó Thủ tướng đề nghị hai bên, trên cơ sở quan hệ chính trị tốt đẹp và tin cậy, cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng; sớm hoàn tất việc đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ cũng như các Hiệp định hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại, văn hóa, du lịch, hàng không, thiết lập các cơ chế hợp tác song phương về kinh tế, thương mại để tạo khuôn khổ pháp lý cho từng lĩnh vực hợp tác cụ thể.
Trong lĩnh vực kinh tế, Phó Thủ tướng cho rằng kim ngạch song phương hiện mới đạt 41 triệu USD năm 2016 còn thấp so với tiềm năng của hai nước; đề nghị Nepal tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Nepal trong lĩnh vực năng lượng, hạ tầng, viễn thông - là những lĩnh vực mà Nepal đang có nhu cầu; cũng như hỗ trợ để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu vào thị trường Nepal.
Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đã lập Văn phòng Lãnh sự danh dự tại Kathmandu (thủ đô của Nepal) từ tháng 10-2016 và mong phía Nepal xem xét thiết lập cơ quan đại diện tương đương để tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước.
Bộ trưởng Thương mại Nepal Romi Gauchan Thakali cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dành thời gian tiếp đoàn; bày tỏ ngưỡng mộ trước những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; cho biết Nepal coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại; mong muốn hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp cũng như giao lưu nhân dân nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy các cơ hội hợp tác./.
Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2017-2022) thành công tốt đẹp  (09/03/2017)
Đặt mục tiêu mỗi năm hỗ trợ 2.500 phụ nữ Việt Nam khởi nghiệp  (09/03/2017)
Dự luật thay thế Obamacare gây tranh cãi tại Hạ viện Mỹ  (09/03/2017)
Dự luật thay thế Obamacare gây tranh cãi tại Hạ viện Mỹ  (09/03/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên