Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Ca-ta
Sở hữu một tiềm năng kinh tế mạnh, nền kinh tế Ca-ta chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác, chế biến dầu lửa và hơi đốt. Với trữ lượng dầu lửa 15,21 tỉ thùng, sản lượng khai thác 800 nghìn thùng/ngày; trữ lượng khí đốt tự nhiên: 25 nghìn tỉ mét khối, Ca-ta đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí hóa lòng. Dầu lửa và khí đốt đem lại khoảng 85% thu nhập từ xuất khẩu, hơn 60% GDP và 70% nguồn thu của Nhà nước.
Không để bị động vào nguồn tài nguyên sẵn có, Chính phủ Ca-ta đang có chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân và dành quan tâm lớn đến phát triển kinh tế tri thức. Ca-ta đặt mục tiêu phấn đấu thành một điển hình kinh tế mới và đổi mới xã hội trong khu vực. Xác định rõ mô hình phát triển đầu tư trong tất cả các lĩnh vực xã hội và kinh tế sẽ luôn dẫn đầu trên thị trường tài chính.
Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 73,5%, với các mặt hàng dầu thô, và tinh luyện, khí a-mô-ni-ác, phân bón, chất hóa dầu, sắt thép, xi măng và sửa chữa tàu thuyền; Nông nghiệp chiếm 0,1% các sản phẩm chình là hoa quả, rau, thịt gia cầm, các sản phẩm từ bơ sữa, thịt bò, cá; Dịch vụ chiếm 26,4%, mới đây Ca-ta đã công bố kế hoạch đầy tham vọng năm 2010 sẽ trở thành nước thu hút khách du lịch hấp dẫn nhất thế giới với 1 triệu khách mỗi năm
Việt Nam và Ca-ta lập quan hệ ngoại giao ngày 8-2-1993. Trong thời gia đó, Việt Nam và Ca-ta đã có những cuộc trao đổi ngoại giao. Tháng 10-1993, Phó thủ tướng Nguyễn Khánh thăm chính thức Ca-ta. Tháng 6-2005 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên được Chủ tịch nước uỷ quyền dự họp cấp cao Nam - Nam tại Đô-ha kết hợp thăm Ca-ta.Tháng 9-2005, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng thăm làm việc Ca-ta, mở ra khả năng hợp tác lao động. Tháng 7 và tháng 8-2007, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Lê Thị Băng Tâm và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trương Văn Đoàn đã sang thăm Ca-ta. Tháng 12-2007, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã thăm Ca-ta. Hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật; thỏa thuận hợp tác dầu khí; thỏa thuận hợp tác giữa hai phòng công thương của Việt Nam và Ca-ta.
Về phía Ca-ta: Tháng 8-2005, Tổng Giám đốc Hàng không Ca-ta thăm ký hiệp định hợp tác Hàng không hai nước.Tháng 1-2007, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ca-ta Ha-mát Bin Gia-sim Bin Gia-bơ An Tha-ni (mới được bổ nhiệm làm Thủ tướng ngày 03-4-2007) thăm chính thức Việt Nam. Sau chuyến thăm, Ca-ta đã chủ động triển khai một loạt các biện pháp thiết thực, cụ thể để thực hiện những thoả thuận đã đạt được trong chuyến thăm như: Xin phép mở chi nhánh của Ngân hàng Quốc gia Ca-ta tại Thành phố Hồ Chí Minh, mời Thủ tướng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính… của Việt Nam sang thăm Ca-ta. Từ 11 đến 21-3-2007, Đại sứ Ca-ta tại Thái Lan (kiêm nhiệm Việt Nam) đã dẫn đầu một đoàn quan chức cấp cao của Đại sứ quán tiến hành chuyến thăm, làm việc, khảo sát tại các tỉnh phía Nam Việt Nam.
Năm 2006, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa ta và Ca-ta đạt khoảng 29,7 triệu USD, trong đó ta xuất 10 triệu USD. Ngày 26-3-2007 Hàng không Ca-ta đã mở đường bay thẳng từ Đô-ha tới Thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 4 chuyến/tuần, trong tương lai sẽ là 7 chuyến và sẽ bay ra cả Hà Nội. Hiện Việt Nam đang có khoảng 6.000 công nhân làm việc tại Ca-ta trong các lĩnh vực khác nhau.
Là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao: 7,8% (2007) và thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới: 74.900 USD (năm 2007) trong khi đó, tỷ lệ lạm phát là 2%, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp: 0,7%, chúng ta hy vọng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhà nước Ca-ta thành công tốt đẹp, nâng quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế giữa hai nước sang một giai đoạn mới, góp phần hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Giải pháp ngăn chặn mặt bằng giá tăng quá nhanh của Chính phủ Trung Quốc trong năm 2008  (02/04/2008)
Việt Nam phê chuẩn Hiến chương ASEAN - Bước tiến mới trong quá trình Việt Nam tham gia ASEAN  (02/04/2008)
Thủ tướng phát lệnh cho doanh nghiệp  (02/04/2008)
Xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực nhằm tạo sự răn đe, giáo dục  (01/04/2008)
Xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực nhằm tạo sự răn đe, giáo dục  (01/04/2008)
Sẽ thu hồi đất sử dụng sai mục đích  (01/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên