Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh ba trụ cột hợp tác
22:03, ngày 19-11-2016
TCCSĐT - Ngày 18-11-2016 theo giờ địa phương, (tức ngày 19-11 theo giờ Việt Nam), tại Trung tâm Hội nghị Lima của Peru, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 28 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) bước vào ngày làm việc thứ hai.
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Pedro Pablo Kuczynski đã kêu gọi lãnh đạo các nước kiên quyết bảo vệ thương mại tự do trước các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và châu Âu. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị tác động mạnh mẽ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ London rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) trong cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống Peru nêu rõ: "Tại Mỹ và Anh, các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng. Cần phải đánh bại chủ nghĩa bảo hộ và đưa thương mại thế giới phát triển trở lại".
Tiếp đó, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Peru Victor Ricardo Luna Mendoza và Bộ trưởng Thương mại Eduardo Ferreyros, hội nghị đã tiến hành phiên thảo luận thứ 4 về phát triển con người, một trong những ưu tiên hàng đầu trong hợp tác APEC hiện nay.
Các bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, sáng tạo, đào tạo kỹ năng nghề, văn hóa kinh doanh, công nghệ thông tin… đối với phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Hội nghị cho rằng APEC cần ưu tiên cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục, bảo đảm việc làm bền vững và chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và người khuyết tật. Các bộ trưởng hoan nghênh Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục APEC lần thứ 6 tổ chức tháng 10 vừa qua và nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng.
Với tư cách quan sát viên APEC, các đại diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) đánh giá cao việc tăng cường phối hợp giữa APEC với các tổ chức khu vực và đề nghị cùng thúc đẩy hợp tác trong tăng trưởng và phát triển bền vững và xây dựng tầm nhìn cho APEC sau năm 2020.
Phát biểu về phát triển con người, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nêu rõ công nghệ số đang là động lực làm thay đổi căn bản các ngành nghề, thúc đẩy kinh tế thế giới chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết. Phó Thủ tướng nhấn mạnh APEC cần đẩy mạnh hợp tác giáo dục, kết nối số, nhất là ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, trao quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái. Phó Thủ tướng khẳng định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba biện pháp ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
*** Cũng tại Hội nghị, các bộ trưởng đã tiến hành phiên họp về việc chuẩn bị cho Năm APEC 2017 tại Việt Nam vào năm 2017.
Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được mời phát biểu chính tại phiên họp. Khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng cho các sự kiện của APEC trong năm 2017, Phó Thủ tướng nhấn mạnh chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" mà Việt Nam đề xuất cho Năm APEC 2017 là xuất phát từ quan tâm chung của APEC cần thêm “động lực mới” để thúc đẩy hội nhập, liên kết trong bối cảnh mới, vì duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực. Dự kiến khoảng 200 hoạt động, trong đó có 8 hội nghị cấp bộ trưởng và tương đương, sẽ tổ chức trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Tuần lễ Cấp cao lần thứ 25, sự kiện quan trọng nhất trong Năm APEC 2017, sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Hội nghị đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của Việt Nam về mọi mặt và hoan nghênh ý nghĩa của chủ đề do Việt Nam đề xuất. Các thành viên bày tỏ tin tưởng Năm APEC 2017 sẽ góp phần làm cho hợp tác, liên kết khu vực sâu rộng hơn và nâng cao vị thế của APEC trong giai đoạn mới.
Cùng ngày, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 28 đã kết thúc với việc thông qua Tuyên bố chung về các biện pháp thúc đẩy hợp tác APEC. Các kết quả và văn kiện của Hội nghị sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo APEC tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 24 họp trong hai ngày 19 và 20-11.
Hội nghị cấp cao APEC 2016 tại Lima được tiến hành từ 17 đến ngày 20-11-2016 trong bối cảnh tình trạng ủng hộ chống toàn cầu hóa gia tăng tại Mỹ và châu Âu. Nền kinh tế toàn cầu đang thiếu sự lãnh đạo để ngăn chặn xu hướng phản đối thương mại tự do, trong bối cảnh các nước chủ trương thực thi các chính sách hướng nội do kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009.
Theo nhận định của giới phân tích đưa ra trước thềm Hội nghị cấp cao APEC lần này, sự kiện Brexit đã tạo ra thách thức đối với các nước phát triển trong hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, việc ngày càng có nhiều chính trị gia Australia - thuộc cả đảng cầm quyền và đối lập - ủng hộ chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước, cũng như quan điểm phản đối toàn cầu hóa của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng được dự đoán sẽ đặt ra những thách thức đáng kể.
Phát biểu với báo giới hồi đầu tháng này, Giáo sư Fariborz Moshirian - Giám đốc Viện Tài chính toàn cầu thuộc Đại học New South Wales (Australia), nhận định tất cả những vấn đề kể trên đã tác động gián tiếp tới cách nhìn nhận của các nhà lãnh đạo APEC về tình hình thế giới. Tại một số diễn đàn khác trong khu vực như Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang tồn tại những nghi vấn về khả năng của APEC trở thành một diễn đàn hội nhập tài chính và kinh tế. Tuy nhiên, ông Moshirian cũng cho rằng chủ nghĩa bảo hộ không chỉ đơn thuần là về các chính sách thương mại, mà còn bao gồm các vấn đề ảnh hưởng tới thương mại.
Nhiều báo cáo về tính khả thi cũng như phân tích phí tổn và lợi ích của Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), được nhất trí thành lập tại hội nghị APEC 2014 ở Bắc Kinh, sẽ được công bố trong hội nghị APEC ở Peru. Theo giới phân tích, FTAAP cần được thực thi trước năm 2025 nếu các nước có thể đạt được các thỏa thuận, tức là dưới 20 năm kể từ khi Mỹ đề xuất ý tưởng thành lậo khu vực thương mại tự do giữa các nước thành viên APEC./.
Tiếp đó, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Peru Victor Ricardo Luna Mendoza và Bộ trưởng Thương mại Eduardo Ferreyros, hội nghị đã tiến hành phiên thảo luận thứ 4 về phát triển con người, một trong những ưu tiên hàng đầu trong hợp tác APEC hiện nay.
Các bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, sáng tạo, đào tạo kỹ năng nghề, văn hóa kinh doanh, công nghệ thông tin… đối với phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Hội nghị cho rằng APEC cần ưu tiên cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục, bảo đảm việc làm bền vững và chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và người khuyết tật. Các bộ trưởng hoan nghênh Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục APEC lần thứ 6 tổ chức tháng 10 vừa qua và nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về giáo dục nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng.
Với tư cách quan sát viên APEC, các đại diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) đánh giá cao việc tăng cường phối hợp giữa APEC với các tổ chức khu vực và đề nghị cùng thúc đẩy hợp tác trong tăng trưởng và phát triển bền vững và xây dựng tầm nhìn cho APEC sau năm 2020.
Phát biểu về phát triển con người, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nêu rõ công nghệ số đang là động lực làm thay đổi căn bản các ngành nghề, thúc đẩy kinh tế thế giới chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết. Phó Thủ tướng nhấn mạnh APEC cần đẩy mạnh hợp tác giáo dục, kết nối số, nhất là ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, trao quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái. Phó Thủ tướng khẳng định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba biện pháp ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
*** Cũng tại Hội nghị, các bộ trưởng đã tiến hành phiên họp về việc chuẩn bị cho Năm APEC 2017 tại Việt Nam vào năm 2017.
Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được mời phát biểu chính tại phiên họp. Khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng cho các sự kiện của APEC trong năm 2017, Phó Thủ tướng nhấn mạnh chủ đề "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" mà Việt Nam đề xuất cho Năm APEC 2017 là xuất phát từ quan tâm chung của APEC cần thêm “động lực mới” để thúc đẩy hội nhập, liên kết trong bối cảnh mới, vì duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực. Dự kiến khoảng 200 hoạt động, trong đó có 8 hội nghị cấp bộ trưởng và tương đương, sẽ tổ chức trên khắp các tỉnh thành của Việt Nam. Tuần lễ Cấp cao lần thứ 25, sự kiện quan trọng nhất trong Năm APEC 2017, sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Hội nghị đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của Việt Nam về mọi mặt và hoan nghênh ý nghĩa của chủ đề do Việt Nam đề xuất. Các thành viên bày tỏ tin tưởng Năm APEC 2017 sẽ góp phần làm cho hợp tác, liên kết khu vực sâu rộng hơn và nâng cao vị thế của APEC trong giai đoạn mới.
Cùng ngày, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 28 đã kết thúc với việc thông qua Tuyên bố chung về các biện pháp thúc đẩy hợp tác APEC. Các kết quả và văn kiện của Hội nghị sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo APEC tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 24 họp trong hai ngày 19 và 20-11.
Hội nghị cấp cao APEC 2016 tại Lima được tiến hành từ 17 đến ngày 20-11-2016 trong bối cảnh tình trạng ủng hộ chống toàn cầu hóa gia tăng tại Mỹ và châu Âu. Nền kinh tế toàn cầu đang thiếu sự lãnh đạo để ngăn chặn xu hướng phản đối thương mại tự do, trong bối cảnh các nước chủ trương thực thi các chính sách hướng nội do kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009.
Theo nhận định của giới phân tích đưa ra trước thềm Hội nghị cấp cao APEC lần này, sự kiện Brexit đã tạo ra thách thức đối với các nước phát triển trong hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, việc ngày càng có nhiều chính trị gia Australia - thuộc cả đảng cầm quyền và đối lập - ủng hộ chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước, cũng như quan điểm phản đối toàn cầu hóa của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng được dự đoán sẽ đặt ra những thách thức đáng kể.
Phát biểu với báo giới hồi đầu tháng này, Giáo sư Fariborz Moshirian - Giám đốc Viện Tài chính toàn cầu thuộc Đại học New South Wales (Australia), nhận định tất cả những vấn đề kể trên đã tác động gián tiếp tới cách nhìn nhận của các nhà lãnh đạo APEC về tình hình thế giới. Tại một số diễn đàn khác trong khu vực như Hiệp định Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang tồn tại những nghi vấn về khả năng của APEC trở thành một diễn đàn hội nhập tài chính và kinh tế. Tuy nhiên, ông Moshirian cũng cho rằng chủ nghĩa bảo hộ không chỉ đơn thuần là về các chính sách thương mại, mà còn bao gồm các vấn đề ảnh hưởng tới thương mại.
Nhiều báo cáo về tính khả thi cũng như phân tích phí tổn và lợi ích của Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), được nhất trí thành lập tại hội nghị APEC 2014 ở Bắc Kinh, sẽ được công bố trong hội nghị APEC ở Peru. Theo giới phân tích, FTAAP cần được thực thi trước năm 2025 nếu các nước có thể đạt được các thỏa thuận, tức là dưới 20 năm kể từ khi Mỹ đề xuất ý tưởng thành lậo khu vực thương mại tự do giữa các nước thành viên APEC./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Peru  (19/11/2016)
Các hoạt động của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Peru  (19/11/2016)
Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam  (19/11/2016)
Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành xây dựng  (19/11/2016)
Lựa chọn, xác định những lĩnh vực ưu tiên để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long  (19/11/2016)
Tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt-Lào  (19/11/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên