“Báo chí cần khơi dậy truyền thống Đại đoàn kết của toàn dân tộc”
Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể tại trung ương và Hà Nội.
Bày tỏ tình cảm chân thành, tin cậy tới các cơ quan thông tấn báo chí, những người làm báo cách mạng Việt Nam, phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao vai trò, sự đóng góp của báo chí trong mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Báo chí tiếp tục là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa phương, công cụ vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cả hệ thống chính trị; là người bạn đồng hành có tiếng nói ân tình, sâu sắc trong quá trình tăng cường củng cố, phát huy khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống, tài sản quý giá qua hàng nghìn năm của cả dân tộc Việt Nam, là chiến lược cơ bản lâu dài của Đảng, Nhà nước. Để củng cố và phát huy đại đoàn kết dân tộc cần tạo sự đồng thuận xã hội về nhận thức tình hình, đường lối, kế hoạch phát triển đất nước, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, ngành nghề và các địa bàn cả nước; phát huy vai trò tự quản, sáng kiến của nhân dân để chăm lo cho đời sống của nhân dân ở các khu dân cư, giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân mong muốn trong những năm tới các nhà báo, các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước tiếp tục tham gia Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”, tiếp tục phát huy thế mạnh của các loại hình báo chí, các thể loại để làm cho ý thức của mỗi người dân Việt Nam về sự cần thiết của Đại đoàn kết toàn dân tộc được khẳng định, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các mô hình hoạt động hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân được nhân rộng trong toàn xã hội.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã trao giải A cho 5 tác giả, nhóm tác giả. Đó là nhóm tác giả Nguyễn Hà Loan - Văn Hồng Nhung (Tạp chí Nhân quyền) với tác phẩm “Giải quyết chế độ cho thanh niên xung phong''; nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Hồng, Lê Thị Thu, Nguyễn Thị Mỹ Hà (VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam) với tác phẩm “Phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời đại ngày nay”'; nhóm tác giả Lê Đông, Kông Chí, Quỳnh Liên, Hồng Phượng, Ngọc Minh, Đăng Hiệu (VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam) với tác phẩm '”Đi lên cùng đất nước”'; tác giả Nguyễn Tuấn Anh (Điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) với tác phẩm “Huỳnh Thúc Kháng - Người đóng góp tích cực vào sự nghiệp củng cố khối đại đoàn kết toàn dân”'; tác giả Nguyễn Hoài Phong (Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh), với phóng sự ảnh “'Học sinh khiếm thính học hát Quốc ca”.
Đồng thời, Ban Tổ chức đã trao 20 giải B, 33 giải C, 42 giải Khuyến khích cho các các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
Giải báo chí '”Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc”' lần thứ XII năm 2015 - 2016 có số lượng tác phẩm dự thi cũng như số lượng cơ quan báo chí tham dự đông nhất từ trước đến nay với 1.354 tác phẩm của 200 cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước tham gia, trong đó có 100 tác phẩm đoạt giải. Các tác phẩm báo chí tham dự giải đã phản ánh được cuộc sống phong phú, sinh động của các tầng lớp nhân dân, phát hiện, chia sẻ, cổ vũ nhiều hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ trung ương đến cơ sở.
Giải báo chí sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ hội tôn vinh, khẳng định vị trí, vai trò, tác dụng của báo chí đối với sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc, là tiếng nói quan trọng góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước; tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thông tấn báo chí với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, nhân dân trong việc tuyên truyền, phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta./.
Quốc hội thông qua Luật Đấu giá tài sản với hơn 84% số phiếu tán thành  (18/11/2016)
Nhiều đại biểu đề nghị giữ ngành kinh doanh dịch vụ ngân hàng mô  (18/11/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Lào Sonsay Siphandone  (18/11/2016)
An Giang cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và du lịch  (18/11/2016)
Thủ tướng dự Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân tại Hà Nội  (18/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Cuba  (18/11/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên