Liên minh châu Âu cung cấp 2 triệu euro hỗ trợ vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam
Ngày 20-6-2016, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, Ủy ban châu Âu đang chuẩn bị một khoản viện trợ nhân đạo trị giá 2 triệu euro (khoảng 50 tỷ đồng) để cứu trợ khẩn cấp cho các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi nạn hạn hán và xâm nhập mặn đã gây ra hậu quả cho nhiều khu vực ở Việt Nam kể từ cuối năm 2015.
Ông Christos Stylianides, Cao ủy của EU về Viện trợ Nhân đạo và Quản lý Khủng hoảng nói: “Hiện tượng thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa đã ảnh hưởng tới sinh kế, an ninh lương thực và sự tiếp cận với nguồn nước sạch của người dân Việt Nam. Khoản viện trợ này của EU sẽ góp phần quan trọng giúp các gia đình bị ảnh hưởng vượt qua giai đoạn khó khăn này, đảm bảo rằng những nhu cầu thiết yếu của họ được đáp ứng”.
Thông qua Tổng cục Viện trợ nhân đạo và Bảo vệ dân sự (ECHO) thuộc Ủy ban châu Âu, khoản viện trợ này sẽ cho phép các đối tác nhân đạo của EU đưa ra các sáng kiến cứu trợ nhằm giảm bớt những gánh nặng của những bộ phận dân cư đang phải gánh chịu nhiều rủi ro nhất tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Khoản tiền này sẽ tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu khẩn cấp nhất, trong đó có giúp đỡ về lương thực cũng như tiếp cận với nước sạch và vấn đề bảo đảm vệ sinh.
Tình trạng hạn hán kéo dài ở Việt Nam đã ảnh hưởng tới 39 trên tổng số 63 tỉnh thành trên cả nước, dẫn tới sự thiếu nước trên diện rộng và nhiều diện tích đất canh tác bị khô hạn. Ước tính có khoảng 2 triệu người đã không thể tiếp cận với nước uống, bên cạnh đó một triệu người đang cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp. Tất cả các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực phía Nam miền Trung và Tây Nguyên hiện đang gánh chịu hậu quả từ hiện tượng bất thường của khí hậu. Khoảng 400.000 ha đất canh tác có sản lượng thu hoạch đã chịu ảnh hưởng với các mức độ khác nhau.
Trong những tháng qua, sự khan hiếm nước đã dẫn tới tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn đã xâm nhập sâu hơn vào nội đồng từ 20 - 25 km. Mặc dù chính phủ đã tiến hành các biện pháp sẵn sàng ứng phó và triển khai các sáng kiến đã dự trù nhưng mức độ của thiên tai lần này đã trở nền trầm trọng hơn nhiều so với dự tính ban đầu, vượt quá khả năng ứng phó của địa phương. Dự báo mùa mưa sẽ bắt đầu vào tháng 9 tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán, nhưng những người nông dân vẫn cần một thời gian để trồng lại các loại cây và ổn định lại sinh kế của mình./.
Đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm phá rừng lấy đất  (20/06/2016)
Tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam - Lào  (20/06/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên