Bí thư, Hiệu trưởng các trường đại học “hiến kế” cho lãnh đạo Hà Nội
00:27, ngày 19-06-2016
Ngày 18-6-2016, lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi gặp mặt và làm việc với Bí thư, Hiệu trưởng các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố để lắng nghe các ý kiến đóng góp, đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.
Tại buổi làm việc, đại diện Bí thư, Hiệu trưởng các trường đại học, học viện, cao đẳng đã nêu ý kiến đóng góp về các vấn đề trọng tâm trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, quy hoạch, quản lý đô thị; phát triển văn hóa-giáo dục; phát triển kinh tế-xã hội...
Vấn đề quy hoạch, quản lý đô thị Hà Nội là vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu. Đại diện các trường Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Bách khoa Hà Nội đánh giá thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động tích cực trong quy hoạch, quản lý đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn có những hạn chế, trong quy hoạch cơ sở hạ tầng thành phố còn nhiều vấn đề nổi cộm, nổi bật nhất là tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, ách tắc giao thông vẫn xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố.
Về công tác phát triển văn hóa-giáo dục, các ý kiến của đại diện lãnh đạo trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm, Đại học Y Hà Nội, Đại học Hà Nội đều nhất trí cho rằng trong những năm qua, giáo dục thành phố có những bước tiến quan trọng nhưng còn phát triển rất chậm, chưa thực sự cân bằng. Bên cạnh đó, những kế hoạch phát triển của thành phố có sự tham gia của các nhà khoa học, các trường, các viện còn rất ít, yếu tố phát triển kinh tế tri thức chưa rõ nét, trong giáo dục còn nặng tư tưởng hàn lâm.
Ngoài ra, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội cũng nhận được sự quan tâm rất lớn. Bí thư, Hiệu trưởng các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Lâm nghiệp Việt Nam nhận xét vấn đề phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội trong thời kỳ hội nhập có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít thách thức, đặc biệt trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực. Hiện tại, nhiều sản phẩm kinh tế của thành phố có tính cạnh tranh thấp, hàm lượng khoa học hạn chế, nhất là trong nông nghiệp, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường còn phức tạp.
Để giải quyết tốt vấn đề quy hoạch, quản lý đô thị tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng đề xuất thành phố cần nâng cao năng lực quản lý của các đơn vị chức năng, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật; đồng thời nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật mới một cách hệ thống, liên tục, đồng bộ trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, cần lấy lại vỉa hè, góc phố, giao thông tĩnh để giảm ách tắc đô thị, quy hoạch không gian đô thị hợp lý, đồng bộ, hiện đại.
Với các vấn đề phát triển văn hóa-giáo dục, phải nhẫn nại và có chiến lược dài hạn, có kế hoạch đào tạo cho cán bộ cấp sở, ngành, thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, mở một số ngành đào tạo mới, xây dựng các trường đại học mang tầm quốc tế, có chất lượng giáo dục cao và tăng tính xã hội hóa, ưu tiên cho các chương trình phát triển trí tuệ, tìm "đầu ra" cho sinh viên…
Đa số các ý kiến đề xuất của lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng tham gia buổi làm việc đều cho rằng, thành phố cần có những dự án lớn để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các trường, cho phép các trường được tham gia sâu vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, tư vấn và định hướng phát triển kinh tế-xã hội cho thành phố; bên cạnh đó đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; quy hoạch thủ đô gắn với phát triển khoa học-công nghệ cao; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm của Thủ đô.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đánh giá hệ thống các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố có vai trò quan trọng, là nguồn lực, nguồn tài sản quý trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước, của Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục bảo đảm cho môi trường an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội Thủ đô vững mạnh, yên bình; nghiên cứu tạo đột phá trong cơ sở hạ tầng; tăng cường đầu tư thiết chế văn hóa-giáo dục-dịch vụ chất lượng cao và đặc biệt tập trung cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử minh bạch, hiệu quả và giao các trường, nhóm trường trên địa bàn thành phố tham gia quản lý, đảm nhiệm từng lĩnh vực chuyên biệt, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô nói riêng, của đất nước nói chung./.
Vấn đề quy hoạch, quản lý đô thị Hà Nội là vấn đề được các đại biểu quan tâm hàng đầu. Đại diện các trường Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Bách khoa Hà Nội đánh giá thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động tích cực trong quy hoạch, quản lý đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn có những hạn chế, trong quy hoạch cơ sở hạ tầng thành phố còn nhiều vấn đề nổi cộm, nổi bật nhất là tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, ách tắc giao thông vẫn xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố.
Về công tác phát triển văn hóa-giáo dục, các ý kiến của đại diện lãnh đạo trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm, Đại học Y Hà Nội, Đại học Hà Nội đều nhất trí cho rằng trong những năm qua, giáo dục thành phố có những bước tiến quan trọng nhưng còn phát triển rất chậm, chưa thực sự cân bằng. Bên cạnh đó, những kế hoạch phát triển của thành phố có sự tham gia của các nhà khoa học, các trường, các viện còn rất ít, yếu tố phát triển kinh tế tri thức chưa rõ nét, trong giáo dục còn nặng tư tưởng hàn lâm.
Ngoài ra, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội cũng nhận được sự quan tâm rất lớn. Bí thư, Hiệu trưởng các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Lâm nghiệp Việt Nam nhận xét vấn đề phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội trong thời kỳ hội nhập có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít thách thức, đặc biệt trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực. Hiện tại, nhiều sản phẩm kinh tế của thành phố có tính cạnh tranh thấp, hàm lượng khoa học hạn chế, nhất là trong nông nghiệp, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường còn phức tạp.
Để giải quyết tốt vấn đề quy hoạch, quản lý đô thị tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng đề xuất thành phố cần nâng cao năng lực quản lý của các đơn vị chức năng, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật; đồng thời nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật mới một cách hệ thống, liên tục, đồng bộ trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, cần lấy lại vỉa hè, góc phố, giao thông tĩnh để giảm ách tắc đô thị, quy hoạch không gian đô thị hợp lý, đồng bộ, hiện đại.
Với các vấn đề phát triển văn hóa-giáo dục, phải nhẫn nại và có chiến lược dài hạn, có kế hoạch đào tạo cho cán bộ cấp sở, ngành, thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học, mở một số ngành đào tạo mới, xây dựng các trường đại học mang tầm quốc tế, có chất lượng giáo dục cao và tăng tính xã hội hóa, ưu tiên cho các chương trình phát triển trí tuệ, tìm "đầu ra" cho sinh viên…
Đa số các ý kiến đề xuất của lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng tham gia buổi làm việc đều cho rằng, thành phố cần có những dự án lớn để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các trường, cho phép các trường được tham gia sâu vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, quản lý, tư vấn và định hướng phát triển kinh tế-xã hội cho thành phố; bên cạnh đó đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; quy hoạch thủ đô gắn với phát triển khoa học-công nghệ cao; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm của Thủ đô.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đánh giá hệ thống các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn thành phố có vai trò quan trọng, là nguồn lực, nguồn tài sản quý trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước, của Thủ đô.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục bảo đảm cho môi trường an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội Thủ đô vững mạnh, yên bình; nghiên cứu tạo đột phá trong cơ sở hạ tầng; tăng cường đầu tư thiết chế văn hóa-giáo dục-dịch vụ chất lượng cao và đặc biệt tập trung cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử minh bạch, hiệu quả và giao các trường, nhóm trường trên địa bàn thành phố tham gia quản lý, đảm nhiệm từng lĩnh vực chuyên biệt, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô nói riêng, của đất nước nói chung./.
Trà Vinh cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế  (19/06/2016)
Lễ tuyên dương phóng viên, biên tập viên trẻ tiêu biểu năm 2016  (18/06/2016)
Đề nghị Trung Quốc cho Việt Nam tìm CASA-212 ở Đông đường phân định  (18/06/2016)
Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đến gia đình các phi công gặp nạn  (18/06/2016)
Nga tuyên bố hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ là "mối nguy hiểm lớn"  (18/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên