Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được miễn nhiệm chức Thủ tướng Chính phủ
Chiều 6-4, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 11, các đại biểu Quốc hội khóa XIII đã tiến hành bỏ phiếu kín để miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Buổi chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đọc Tờ trình, giới thiệu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ vào chức danh Thủ tướng Chính phủ thay đồng chí Nguyễn Tấn Dũng.
Theo kết quả được công bố, có 418 đại biểu bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm chức danh Thủ tướng Chính phủ đối với đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tương đương với 84,62% tổng số đại biểu Quốc hội.
Ngay sau đó, Quốc hội đã nghe Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đọc dự thảo Nghị quyết miễn nhiệm chức danh Thủ tướng Chính phủ và tiến hành bỏ phiếu thông qua Nghị quyết này.
Theo đó, với 430 đại biểu bỏ phiếu tán thành (87,04% tổng số đại biểu Quốc hội) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với đồng chí Nguyễn Tấn Dũng. Nghị quyết có hiệu lực đến khi Quốc hội bầu được Thủ tướng Chính phủ mới.
Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trân trọng trao lẵng hoa tươi thắm tặng nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và gửi đến đồng chí lời cảm ơn chân thành vì những đóng góp to lớn của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong suốt thời gian đồng chí giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ. Tiếp đó, Quốc hội đã nghe Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ.
Người được giới thiệu ứng cử chức danh Thủ tướng Chính phủ mới là đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, sau 9 năm 10 tháng giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ, đồng chí sẽ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội cho thôi đảm nhận nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ để nghỉ theo chế độ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ đã hết sức ủng hộ; cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chính phủ; các chuyên gia trong Tổ tư vấn của Thủ tướng đã nỗ lực hết mình trong công tác tham mưu, giúp việc, bảo đảm hậu cần để cá nhân Thủ tướng thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó với tư cách là người đứng đầu Chính phủ trong 2 nhiệm kỳ qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc các thành viên Chính phủ tiếp tục ở lại công tác trong Chính phủ, các thành viên Chính phủ được giao các trọng trách khác tiếp tục hoàn thành xuất sắc những nhiệm được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Thủ tướng cũng chúc các đồng chí thành viên Chính phủ dịp này được nghỉ theo chế độ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng năm nay 67 tuổi, quê tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đồng chí tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng liên tục 6 khóa (từ khóa VI đến khóa XI); Ủy viên Bộ Chính trị 4 khóa: VIII, IX, X, XI; đại biểu Quốc hội 4 khóa X, XI, XII, XIII.
Quy trình bầu Thủ tướng Chính phủ sẽ diễn ra vào sáng 7-4./.
Hai bang của Mỹ tăng lương tối thiểu lên mức cao nhất nước  (05/04/2016)
Kiện toàn nhân sự lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội  (05/04/2016)
Lồng ghép giới trong các dự án giao thông nông thôn  (05/04/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên