Nga có thể bán hệ thống an ninh toàn diện cho Ấn Độ
Trong một phát biểu mới đây, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Rosoboronexport của Nga, ông Sergey Goreslavsky nói rằng chính sách “Đối tác mở” đã tạo lợi thế cho Nga và Ấn Độ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, nhất là trong sáng kiến “sản xuất tại Ấn Độ” theo hướng chuyển giao công nghệ.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Nga có đang mất dần thị phần tại Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, ông Goreslavsky nói: “Không. Có nhiều lý do để hy vọng rằng công nghệ của Nga sẽ được mở rộng ở đây (Ấn Độ), thậm chí nhiều hơn trong tương lai”.
Theo ông, đối với Ấn Độ, Nga là một đối tác hấp dẫn và cởi mở nhất trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ đã, đang và sẽ vẫn là đối tác chiến lược chính của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự.
Theo ông Goreslavsky, khái niệm “hệ thống an ninh toàn diện” bao gồm một loạt các tiện ích, trong đó có hệ thống “thành phố an toàn”, các công nghệ đặc biệt để giám sát biên giới, bảo đảm an ninh các công trình, xác định thuộc tính của các cá nhân trong khuôn khổ các hoạt động chống khủng bố cũng như giám sát hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.
Hệ thống này bao gồm các loại vũ khí nhỏ đặc biệt, thiết bị bảo vệ phương tiện đặc biệt, máy bay trực thăng nhỏ ANSAT hoặc lớp Ka-226 cũng như các trung tâm cơ động để tổ chức hoạt động bảo đảm an ninh ở các khu vực xa xôi.
Hệ thống trên đã được triển khai nhằm bảo đảm an ninh tại Olympic Sochi mùa Đông 2014 và hiện đã được nâng cấp./.
Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng CELAC tại Cộng hòa Dominicana  (02/04/2016)
Tiếp tục bỏ phiếu kín miễn nhiệm một số chức danh của Quốc hội  (02/04/2016)
Tiểu sử tóm tắt của tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang  (02/04/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời phỏng vấn báo chí  (02/04/2016)
Việt Nam ủng hộ các nỗ lực giải trừ toàn diện vũ khí hạt nhân  (02/04/2016)
Tiến hành quy trình miễn nhiệm một số chức danh lãnh đạo Quốc hội  (02/04/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay