Việt Nam ủng hộ các nỗ lực giải trừ toàn diện vũ khí hạt nhân
Hội nghị đã tập trung thảo luận các chủ đề “Mối đe dọa đối với an ninh hạt nhân”, “Hành động của các quốc gia nhằm tăng cường an ninh hạt nhân”, “Các biện pháp thể chế và hành động quốc tế về tăng cường an ninh hạt nhân” và thông qua Thông cáo của Hội nghị cấp cao và Kế hoạch hành động đối với 5 tổ chức và sáng kiến quốc tế trên lĩnh vực này.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những nỗ lực và thành tựu đạt được trong 6 năm thực hiện tiến trình của Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, nhấn mạnh cấu trúc an ninh hạt nhân toàn cầu đã được củng cố, nhận thức chung về an ninh hạt nhân được nâng cao, các điều ước quốc tế về an ninh hạt nhân được các nước phê chuẩn ngày càng rộng rãi.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng nêu bật vai trò của các tổ chức và sáng kiến quốc tế đa phương, nhất là vai trò hàng đầu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong việc bảo đảm an ninh hạt nhân toàn cầu.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định khủng bố, đặc biệt là khủng bố hạt nhân, và tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền chính đáng của các quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ phát triển.
Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ Thông cáo và 5 Kế hoạch hành động của Hội nghị thượng đỉnh, kêu gọi cần đẩy mạnh phối hợp hành động và chia sẻ thông tin giữa các cơ chế quốc tế cũng như giữa các quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống khủng bố hạt nhân và tăng cường an ninh hạt nhân phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu bật chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ các nỗ lực giải trừ toàn diện và không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh quyền của các quốc gia trong việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.
Phó Thủ tướng nêu rõ Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế về giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo đảm an ninh hạt nhân, đồng thời thông báo các cơ quan Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị tham gia Công ước quốc tế về ngăn chặn các hành động khủng bố hạt nhân.
Trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA trong các năm 2013 - 2014, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào công việc của tổ chức quốc tế quan trọng này, đặc biệt trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân.
Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực vào nền văn hóa an ninh hạt nhân chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ hạt nhân, trong đó có đảm bảo an ninh cho phát triển điện hạt nhân.
Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Thụy Sĩ Johann Schneider-Ammann, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop và Ngoại trưởng Romania Lazar Comanescu.
Tại các cuộc tiếp xúc, Phó Thủ tướng và lãnh đạo các nước đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa các mối quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt vì sự phát triển của Việt Nam và các nước liên quan, cũng như vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới./.
Tiến hành quy trình miễn nhiệm một số chức danh lãnh đạo Quốc hội  (02/04/2016)
Đại tướng Trần Đại Quang trúng cử chức vụ Chủ tịch nước  (02/04/2016)
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Bình Thuận  (02/04/2016)
Cần có cuộc cải cách lần thứ hai đối với nông nghiệp Việt Nam  (02/04/2016)
Bệnh viện 108 đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất  (02/04/2016)
Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Mỹ thăm và làm việc tại Việt Nam  (02/04/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay