Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục “nóng”
Tuyên bố này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ.
Trong số những biện pháp hạn chế mới mà Nhà Trắng đưa ra, theo đó mở rộng mạnh mẽ sự phong tỏa của Mỹ đối với Bình Nhưỡng, có việc cấm xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Triều Tiên. Giới chức Mỹ trước đó cho rằng một lệnh cấm vận thương mại hoàn toàn sẽ không hiệu quả nếu không có sự cam kết mạnh mẽ hơn từ phía Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên.
Trong khi đó, cũng trong ngày 17-3, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin nước này đã hoan nghênh các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chống Triều Tiên, đồng thời bày tỏ hy vọng các biện pháp này sẽ đóng góp đáng kể vào sức ép của cộng đồng quốc tế nhằm buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Yonhap dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng các biện pháp trừng phạt mới này “cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Mỹ trong việc đáp trả những hành động khiêu khích tái diễn nhiều lần của Triều Tiên, trong đó kể cả các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa”.
Bộ trên cũng bày tỏ hy vọng biện pháp trừng phạt mới sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường thực hiện nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm vào Triều Tiên, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục các nỗ lực với cộng đồng quốc tế để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Cũng theo Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 17-3, Đặc phái viên về vấn đề an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên Kim Hong-kyun sẽ sang thăm Trung Quốc ngày 18-3 để hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Vũ Đại Vĩ. Hai quan chức sẽ tập trung thảo luận về việc phối hợp thực hiện các biện pháp trừng phạt mới chống Triều Tiên.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho June-hyuck cho biết: “Đặc phái viên Kim Hong-kyun có kế hoạch chia sẻ đánh giá về tình hình chính trị trên bán đảo Triều Tiên với phía Trung Quốc và thảo luận các biện pháp hợp tác tổng thể giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, trong đó có cả việc thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”.
Trong một diễn biến liên quan, theo Kyodo, ngày 16-3, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã cùng đệ trình một nghị quyết mới lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC), trong đó lên án hồ sơ nhân quyền của Triều Tiên.
Nghị quyết trên, dự kiến được thông qua vào ngày 24-3 tới - thời điểm kết thúc phiên họp hiện tại của UNHRC tại Geneva, kêu gọi thành lập một nhóm chuyên gia nhằm khiến các cá nhân trong chính quyền Triều Tiên phải chịu trách nhiệm cho các hành vi xâm phạm nhân quyền.
Có thể nói, sau khi Liên hợp quốc thông qua nghị quyết mới trừng phạt Triều Tiên, vấn đề hạt nhân trên bán đảo này vẫn chưa hề dịu xuống, mà vẫn tiếp tục trở thành đề tài “nóng” giữa các nước liên quan./.
Haiti cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực nghiêm trọng  (17/03/2016)
Lạc hậu, nhưng không rắc “sạn”  (17/03/2016)
Đảng Cộng sản Việt - Nhật tăng cường trao đổi lý luận và thực tiễn  (17/03/2016)
Phó Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ tai nạn nghiêm trọng ở Lào Cai  (16/03/2016)
IMF đang hướng đến hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật và đào tạo  (16/03/2016)
Việt Nam - Hungary ký hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự  (16/03/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên