Lạc hậu, nhưng không rắc “sạn”
Cả đêm ông mừng vui vì chuyện này nên cần phải gặp ông Ẩn sớm để thông báo. Số là đêm hôm qua, khi các con cháu chuẩn bị đi ngủ, ông Thường nhận được lời mời đi lễ hội ở Ninh Bình rất chí tình, chí nghĩa của người bạn từng cùng ông ra sống vào chết trong chiến tranh. Trên điện thoại, ông bạn khẩn khoản, đây là cơ hội để gặp nhau, là dịp để ôn lại kỷ niệm chiến trường. Ông ấy là trưởng ban tổ chức, nên dành tặng ông Thường hai suất đi lễ, vãn cảnh ngày xuân. Dù ông từ chối khéo, nhưng ông bạn lại ngỏ ý cho ông toàn quyền quyết định mời nhân sự đi cùng. Ông Thường nghĩ ngay đến người hàng xóm.
Khi chén nước chè còn bốc khói, ông Thường đã kể hết với ông Ẩn lời mời tha thiết của ông bạn già ở quận bên. Ông Ẩn từ từ nói: “Cảm ơn bác đã quan tâm tới thân già này. Nhưng tôi không đi được đâu”.
- Ông ở nhà cả ngày, có bận bịu gì đâu mà không đi. Hiếm khi có cơ hội như thế này. Mình cũng phải “đổi gió” cho thoáng cái đầu chứ. Ông không thấy, giờ người ta đang đua nhau trẩy hội du xuân, cầu tài, cầu lộc đấy à?
- Đúng là chẳng có việc gì, đúng là đi tham quan không mất phí ai cũng thích, nhưng tôi thì không thể đi được, mong ông thông cảm!
- Ô hay, ông cứ đi với tôi cho biết đây biết đó. Già rồi, sống được mấy nữa đâu. Tôi đã nhận lời với người ta và đăng ký cả tên của ông nữa đấy.
Ông Thường vẫn ra sức thuyết phục thêm: Lễ hội đầu năm là một phần không thể thiếu trong văn hóa làng xã của người Việt bao đời nay. Đó là dịp để mỗi người cầu sức khỏe, bình an, hạnh phúc cho gia đình, người thân; để mọi người cùng được hưởng một năm mới may mắn, an lành. Lễ hội cũng là nơi lưu truyền giá trị văn hóa phi vật thể, lòng yêu nước, sức mạnh, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm, phòng, chống thiên tai,…
- Thú thật với ông, tôi có việc bận ở quê vào ngày hôm đó. Mong ông hết sức hiểu cho.
Những tưởng chuyện dừng lại ở đấy, nào ngờ ba hôm sau ngày đi lễ và vãn cảnh ở Ninh Bình về, ông Thường bị ốm. Nghe tin, ông Ẩn mang theo cân hoa quả đến thăm.
Nằm trên giường, ông Thường than thở: “Biết thế tôi ở nhà cho đỡ mệt. Đi lễ, du xuân kiểu này chẳng khác chạy loạn ông ạ”. Rồi ông Thường kể cảnh chen lấn, xô đẩy đến ngạt thở, cảnh ấn tiền vào tay phật và nhiều nhức nhối khác khi đến hành lễ. Ông than: “Không thể tưởng tượng được, lắm sạn quá ông ạ”.
- Ông không theo dõi thông tin đấy thôi, mấy năm nay người ta đi lễ hội rất đông. Người đi lễ hội có đủ cả, dân thường, buôn bán và quan chức cũng có. Họ đến lễ không ngoài mục đích cầu may, cầu lợi. Nghĩ mà xót xa cho cảnh chen lấn, xô đẩy cướp lộc chẳng giống ai ở nước ta.
- Ừ, ông nói cũng phải. Tôi thấy nhiều người ở ta làm ăn bất chấp lương tâm, bất chấp pháp luật, mua thật rẻ, bán thật đắt, dù biết là gây họa cho người khác trong xã hội nhưng vẫn cứ làm, rồi lại ra vẻ thành tâm đi lễ.
- Đấy là hiện tượng cuồng tín ông ạ. Người ta tin rằng, có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Tâm người ta đến với Phật, nhưng lại sống với nhau bằng âm mưu, thủ đoạn, kiếm tiền trên sự đau khổ của người khác. Họ chẳng hiểu gì về Phật giáo cả. Theo tôi, tu tại gia là tốt nhất. Mình thờ cúng tổ tiên, sống trong sạch, không làm điều ác, không gây hại là để phúc đời đời cho con cháu!
- Thế ông bảo, cái sự tranh cướp lộc ở lễ hội của ta bắt nguồn từ đâu? - Ông Thường hỏi.
- Tôi không nghiên cứu sâu, nhưng tôi thấy chỉ tại do việc chấp hành pháp luật không nghiêm mà ra. Người nào giỏi chạy, giỏi luồn lách, giỏi quan hệ là có lợi. Họ cho thế là được lộc thánh. Có của, họ sinh ra lễ nghĩa một cách cuồng tín đấy mà. Xã hội cứ thế theo họ một cách mù quáng, chẳng biết lợi hại gì hết.
- Ông nói có lý. Theo tôi còn do cả cán bộ thực thi công vụ không nghiêm nữa. Chắc họ cũng làm ngơ cho các đối tượng khác “tác yêu tác quái” để hưởng lợi.
- Đúng như ông nói đấy. Các lễ hội văn hóa ở ta còn nhiều “sạn” lắm. Nguyên nhân là do quản lý xã hội không nghiêm. Thiết nghĩ, để không còn các hiện tượng phản cảm trong lễ hội, để lễ hội không bị lợi dụng, trở thành “cần câu cơm” cho một số cá nhân, tổ chức, mỗi cá nhân cần phải có cái nhìn đúng đắn hơn về ý nghĩa của lễ hội đầu năm, tự bố trí thời gian đi hành lễ phù hợp, vừa giải quyết được yếu tố tín ngưỡng, tâm linh truyền thống của người Việt, vừa không làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của lễ hội. Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cũng cần có giải pháp hữu hiệu hơn để tuyên truyền, thuyết phục người dân thụ hưởng văn hóa lành mạnh, đúng nghĩa. - Ông Ẩn bày tỏ suy nghĩ.
- Tối nay tôi sẽ bảo con dâu và con trai ngừng ngay việc đi lễ hội vào tuần tới. Chưa biết lộc thánh ở đâu mà chen lấn gẫy tay, gẫy chân, phải bỏ việc cơ quan nằm viện thì khổ lắm. - Ông Thường đưa ra quyết định.
Văn hóa vốn là “giấy thông hành” của mỗi quốc gia, dân tộc và của địa phương. Những giá trị văn hóa truyền thống cần phải hiểu cho đúng, cần phải phát huy để tạo ra sức mạnh, hướng vào xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Ông Ẩn cho rằng, thà mang tiếng là người lạc hậu còn hơn là theo đuôi người khác rắc “sạn” vào văn hóa để rồi hò nhau đi “nhặt”, tốn công, tốn thời gian, kinh phí mà lại không đem lại hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và an ninh trật tự. Quan điểm ấy quả thật đáng suy ngẫm trong xã hội hiện nay./.
Đảng Cộng sản Việt - Nhật tăng cường trao đổi lý luận và thực tiễn  (17/03/2016)
Phó Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ tai nạn nghiêm trọng ở Lào Cai  (16/03/2016)
IMF đang hướng đến hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật và đào tạo  (16/03/2016)
Việt Nam - Hungary ký hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự  (16/03/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kiểm tra vùng hạn mặn Tiền Giang  (16/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Khát vọng mạnh mẽ hơn nữa, nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ công nghệ số toàn cầu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp, hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm