Hội thảo quốc tế về Biển Đông tác động mạnh mẽ dư luận thế giới
Hội thảo quốc tế lần thứ bảy về Biển Đông do Học viện Ngoại giao, Quỹ nghiên cứu Biển Đông và Hội luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra tại thành phố Vũng Tàu.
Hơn 200 học giả, quan chức và nhà hoạch định chính sách các nước Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN… đã đến tham dự. Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã phỏng vấn tiến sỹ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao.
- Ông có thể cho biết những điểm mới của Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 7?
Tiến sỹ Đặng Đình Quý: Hội thảo lần này có những điểm mới và có những điểm tiếp tục. Cho đến nay, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan tổ chức được bảy lần hội thảo quốc tế về Biển Đông, trong đó hội thảo lần này thu hút được sự quan tâm đông nhất của các học giả hàng đầu thế giới, những người đang làm công tác nghiên cứu về Biển Đông trên tất cả các khía cạnh, luật pháp, chính trị và lịch sử.
Năm nay, số lượng quan chức của các nước tham gia hội thảo rất đông, từ cán bộ ngoại giao của các tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh đến Đại sứ quán tại Hà Nội đều đến tham dự, với số lượng khoảng 50 người. Ngoài ra, trong chương trình tổ chức của hội thảo cũng có những nội dung mới.
Đầu tiên, chúng tôi tổ chức một chương trình cho các nhà nghiên cứu trẻ để qua đó thu hút và khuyến khích họ, đồng thời nhằm tạo ra một lực lượng nghiên cứu mới về Biển Đông cho thời gian sau này. Một điểm mới nữa trong chương trình là hội thảo lần đầu tiên tổ chức buổi thảo luận hẹp ngay sau khi kết thúc hội thảo. Hoạt động này chỉ có sự tham dự của đại diện chính thức các nước có liên quan đến Biển Đông để bàn về những biện pháp, khả năng hợp tác thực sự nhằm tăng cường lòng tin tại khu vực.
- Theo tiến sỹ, hội thảo quốc tế về Biển Đông lần này sẽ có tác động như thế nào đến chính giới và dư luận thế giới?
Tiến sỹ Đặng Đình Quý: Hội thảo lần này sẽ tác động mạnh mẽ đến nhiều giới, trong đó có dư luận quốc tế. Đầu tiên, hội thảo sẽ có tác động đến giới nghiên cứu, hoạch định chính sách của các nước, nhất là hơn 50 quan chức của chính phủ các nước tham dự hội thảo sẽ là những người trực tiếp nắm bắt được các vấn đề. Thứ hai là, hội thảo sẽ tác động đến giới học giả. Các cuộc tranh luận hết sức thẳng thắn, thậm chí có lúc tương đối căng thẳng, nhưng rất khoa học. Qua đó, có thể chuyển biến được nhận thức của các học giả, họ sẽ viết bài, kiến nghị với chính phủ và định hướng công luận.
Ngoài ra, qua hội thảo lần này, bản thân các học giả cũng có thể sẽ nảy sinh ra những ý tưởng nghiên cứu mới để cho hội thảo năm tới và các năm tiếp theo, liên tục kéo dài, ngày càng thực chất hơn, đưa ra những kiến nghị ngày càng hiệu quả hơn cho chính phủ các nước liên quan.
- Học viện Ngoại giao dự kiến những hoạt động gì trong thời gian tới để góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại Biển Đông?
Tiến sỹ Đặng Đình Quý: Học viện ngoại giao sẽ tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về các khía cạnh lịch sử và pháp lý của vấn đề Biển Đông một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Học viện Ngoại giao sẽ thực hiện tốt chức năng là đầu mối nghiên cứu về Biển Đông để phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều người và các cơ quan nghiên cứu về Biển Đông, nhưng Học viện Ngoại giao có vinh dự và trách nhiệm là đầu mối đứng ra tổ chức các hoạt động nghiên cứu. Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn công tác này.
Bên cạnh đó, Học viện Ngoại giao cũng sẽ tăng cường và làm tốt hơn hoạt động đấu tranh ngoại giao theo kênh học giả như hội thảo lần này để tranh thủ sự đồng tình của giới học giả và công luận các nước.
Cùng với việc làm theo đường lối ngoại giao “tâm công” của Bác Hồ, chúng tôi sẽ cố gắng làm cho học giả và công luận các nước hiểu rõ chính sách, sự chính danh và tính chính nghĩa của đất nước mình. Từ đó, nhân dân và giới học giả thế giới sẽ đồng tình, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Việt Nam.
- Trân trọng cảm ơn tiến sỹ!
Đại sứ Việt Nam trình Thư ủy nhiệm tại Liên bang St.Kitts và Nevis  (24/11/2015)
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra vào ngày 22-5-2016  (24/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rời Hà Nội, lên đường thăm Đức  (24/11/2015)
Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay  (24/11/2015)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 16-11 đến ngày 22-11-2015)  (24/11/2015)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 16-11 đến ngày 22-11-2015)  (24/11/2015)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay