Hội nghị ADMM+ tìm biện pháp xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông
Hội nghị ADMM+, được tổ chức hai năm/lần, sẽ diễn ra từ ngày từ 03 đến 04-11. Vào lúc kết thúc hội nghị, các bộ trưởng dự kiến sẽ thông qua Tuyên bố chung Kuala Lumpur.
Trong khi đông đảo dư luận cho rằng tình hình xung đột ở Biển Đông sẽ là vấn đề trọng tâm thì tuyên bố dài bốn trang mà hãng tin Kyodo có được lại không hề nhắc đến cái tên của vùng biển này.
Trong tuyên bố, các bên tham gia hội nghị nhất trí "nêu bật tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không tại các tuyến vận tải biển trọng yếu như được quy định trong luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."
Ngoài ra, tuyên bố còn cho hay các bộ trưởng sẽ "ký vào bộ nguyên tắc cơ bản về ngoại giao, trong đó có tôn trọng bình đẳng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và đôi bên cùng có lợi trong các mối quan hệ."
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc hết sức bất bình về điều mà nước này coi là hành động khiêu khích của Mỹ khi Washington điều tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông./.
Bảo vệ môi trường là mục tiêu, nội dung cơ bản của phát triển bền vững  (29/10/2015)
Sửa luật để ký kết điều ước quốc tế linh hoạt hơn  (29/10/2015)
Xây dựng và triển khai kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh  (29/10/2015)
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam  (29/10/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên