Việt Nam - Campuchia chú trọng đẩy mạnh hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới giữa hai nước
TCCSĐT - Ngày 28-10-2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 8. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và ngài Samdech Krolahom Sar Kheng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia tham dự và cùng chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị còn có Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, Đại sứ Campuchia tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 10 tỉnh biên giới Việt Nam và 9 tỉnh biên giới Campuchia.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Hội nghị này là cơ hội tốt để các bộ, ngành và các địa phương hai bên biên giới bàn bạc và trực tiếp gặp gỡ, trao đổi trên tinh thần hữu nghị, tin cậy về các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ vướng mắc, hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia thành khu vực ổn định về an ninh, phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và giữ vững tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.
Tiếp đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng đã điểm lại những mốc phát triển trong quan hệ hai nước, bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục được củng cố và phát triển, góp phần gìn giữ khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Đặc biệt kể từ Hội nghị lần thứ 7 (3-2012), hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, duy trì các cơ chế hợp tác giữa hai nước. Gần đây nhất, từ ngày 18 đến 19-10-2015 đã diễn ra Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt kết quả tốt đẹp.
Thông qua những hoạt động trên, đã thúc đẩy việc hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước đạt được những kết quả đảng ghi nhận. Trong đó, đáng chú ý là kim ngạch thương mại song phương tính chung 8 tháng đầu năm 2015 đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014; hiện nay doanh nghiệp Việt Nam có 172 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng vốn đạt 3,61 tỷ USD, đứng thứ hai trong tổng số 67 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Campuchia. Có được kết quả đó là do chính quyền địa phương và lực lượng chức năng hai nước đã nỗ lực phối hợp chặt chẽ, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản lý biên giới hai nước, góp phần đẩy mạnh sự ổn định về an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, du lịch.
Cùng với việc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc về việc Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị lần này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia khẳng định, trong thời gian tới sẽ cùng Việt Nam tiếp tục tăng cường công tác quản lý đường biên giới nhằm xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp hiệu quả cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay.
Tại Hội nghị, các ý kiến đã đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương biên giới hai nước trong việc tích cực phối hợp triển khai các thoả thuận đã đạt được kê từ Hội nghị lần thứ bảy. Lãnh đạo các địa phương biên giới hai bên tăng cường hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý biên giới, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến biên giới hai nước, giải quyết tình trạng xâm canh, xâm cư, ngăn chặn và phòng, chống các loại tội phạm và các hoạt động gây rối ở khu vực biên giới, góp phần quan trọng vào giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới hai nước. Các địa phương biên giới của hai nước đã có nhiều hoạt động thiết thực như tăng cường hỗ trợ lẫn nhau xây dựng đường giao thông, đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi giống cây trồng có năng suất cao, khám, chữa bệnh, giao lưu văn hóa, thể thao; duy trì cơ chế gặp gỡ định kỳ, đột xuất, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ việc nảy sinh, giữ vững an ninh, ổn định biên giới, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Hai bên đạt được sự nhất trí cao về phương hướng và các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh biên giới, giải quyết hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng tăng của quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, tích cực thực hiện các thỏa thuận đã ký kết; hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích trao đổi biên mậu, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 5 tỷ USD trong thời gian tới; đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền; cam kết không cho phép bất kỳ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để phá hoại an ninh, ổn định của nước kia; tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh, giữ vững ổn định và trật tự trên toàn tuyến biên giới, phòng, chống và ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm xuyên quốc gia; tiếp tục quan tâm thúc đẩy các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân; vận động giáo dục nhân dân biên giới, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Cũng tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ hai nước, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương biên giới của hai nước quán triệt sâu sắc và tích cực phối hợp triển khai những biện pháp cụ thể đã được Hội nghị đề ra, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác giữa các địa phương biên giới hai nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đường biên giới hai nước thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Kết thúc Hội nghị, hai bên đã ra Thông cáo chung. Theo thỏa thuận, năm 2016 Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ chín sẽ được tổ chức tại Campuchia./.
Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có môi trường kinh doanh thân thiện hàng đầu thế giới  (28/10/2015)
Huyện Cao Lãnh - Nhiều mô hình tiêu biểu và bài học kinh nghiệm sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị khoá XI  (28/10/2015)
Thủ tướng dự Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13  (28/10/2015)
Lãnh đạo gửi điện mừng nhân 97 năm Quốc khánh Cộng hòa Séc  (28/10/2015)
Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI  (28/10/2015)
Lực lượng vũ trang Quân khu 3 đón nhận Huân chương Quân công  (28/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay