Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI
Ngày 28-10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã khai mạc với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng Lạng Sơn ngày càng giàu mạnh".
Phát biểu tại Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ đánh giá cao những thành quả mà Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đạt được trong nhiệm kỳ qua, góp phần thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tạo tiền đề quan trọng để tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ chỉ ra những hạn chế, yếu kém, trong nhiệm kỳ qua của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, đó là kinh tế trên địa bàn tỉnh tuy có bước tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phát triển chưa bền vững; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có mặt còn hạn chế; kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; đời sống của một bộ phận nhân dân ở nông thôn, vùng cao, biên giới còn khó khăn.
Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, trật tự an toàn xã hội, nhất là an toàn giao thông vẫn là những vấn đề bức xúc.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý điều hành trên một số lĩnh vực còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Công tác tổ chức, cán bộ, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, còn để tình trạng hụt hẫng cán bộ lãnh đạo chủ chốt...
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ nhấn mạnh với vị trí thuận lợi, Lạng Sơn phải tạo được bước phát triển vượt bậc về kinh tế cửa khẩu, phát triển nhanh thương mại, dịch vụ, du lịch. Phải xác định đây là lĩnh vực mũi nhọn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; đẩy nhanh việc xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực có lợi thế để Lạng Sơn sớm trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của khu vực miền núi phía Bắc, giữ vai trò là đầu mối trung chuyển thương mại quan trọng trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước trong khối ASEAN.
Cùng với phát triển kinh tế, Lạng Sơn cần tiếp tục chăm lo phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa - xã hội, y tế; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện tốt hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững, chăm lo bảo đảm an sinh xã hội, các chính sách đối với người có công với cách mạng, đồng bào ở vùng cao, biên giới, khu vực nông thôn.
Đồng chí Ngô Văn Dụ lưu ý Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn cần thường xuyên coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước; xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, chăm lo xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện.
Là tỉnh có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu với Trung Quốc, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp, đồng bào các dân tộc trong tỉnh cần tiếp tục duy trì và phát triển các quan hệ truyền thống tốt đẹp với nhân dân Trung Quốc, đồng thời bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Đồng chí Ngô Văn Dụ đề nghị Lạng Sơn cần tập trung xây dựng Đảng bộ, củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, thực sự coi đó là nhiệm vụ then chốt, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới; tăng cường công tác chính trị tư tưởng; đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ, chú trọng thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ chủ chốt, đảm bảo tính kế thừa, tránh tình trạng hụt hẫng...
Trong nhiệm kỳ qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,65%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 1.620 USD, gấp 2 lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, năng lực sản xuất, kinh doanh được tăng cường đáng kể; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015 ước đạt 3,5 tỷ USD, gấp 1,7 lần so với năm 2010; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng gấp 2 lần so với năm 2010, chiếm gần 70% thu ngân sách của tỉnh.
Dự kiến, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI diễn ra đến hết ngày 30-10./.
Lực lượng vũ trang Quân khu 3 đón nhận Huân chương Quân công  (28/10/2015)
Quốc hội xem xét báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng  (28/10/2015)
Nội hàm chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng  (28/10/2015)
Khóa họp thứ 12 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Belarus  (28/10/2015)
Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII  (28/10/2015)
Việt Nam kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực hiện bỏ cấm vận Cuba  (28/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay