Thủ tướng dự Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13
21:33, ngày 28-10-2015
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13 (AMME 13), Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3 lần thứ 14 và chuỗi các Hội nghị liên quan đã khai mạc chiều 28-10, tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại lễ khai mạc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị |
Được tổ chức liền kề với AMME 13, chuỗi các Hội nghị liên quan (diễn ra từ ngày 26 đến 30-10) gồm: Hội nghị quan chức cấp cao chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3 lần thứ 14; Hội nghị Ủy ban thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 11 (COM 11); Hội nghị các bên tham gia Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 11.
Tham dự AMME 13 và chuỗi các Hội nghị liên quan có Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN; đại diện 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ; Tổng Thư ký ASEAN ; lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương của Việt Nam...
AMME 13 là hoạt động định kỳ 3 năm 1 lần trong cơ chế hợp tác môi trường ASEAN, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên nhằm mục tiêu kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong khu vực giữa hai kỳ hội nghị, thảo luận về các nội dung hợp tác mới; đồng thời kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới.
AMME 13 lần này sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các thỏa thuận về môi trường trong khu vực kể từ AMME 12; thảo luận và thống nhất ở cấp Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực môi trường liên quan đến 10 nội dung được nêu ra tại Hội nghị SOM (biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý tài nguyên nước; quản lý môi trường đô thị và quản trị; giáo dục môi trường...).
AMME 13 thảo luận về những nội dung hợp tác mới, đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới, đặc biệt cho giai đoạn sau năm 2015 khi cộng đồng ASEAN được hình thành; thảo luận và thông qua Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu chuẩn bị cho Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), Sáng kiến về Tuyên bố chương trình nghị sự về bền vững môi trường và biến đổi khí hậu sau năm 2015 và Thông cáo chung về kết quả của Hội nghị Bộ trưởng.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiệt liệt chào mừng các Bộ trưởng, Trưởng Đoàn, quan chức môi trường các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Tổng Thư ký ASEAN... tới tham dự Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3 lần thứ 14 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, năm 2015 là mốc lịch sử quan trọng đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi Cộng đồng ASEAN được thành lập dựa trên 3 trụ cột chính là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
ASEAN ngày nay đã trở thành một thực thể gắn kết về chính trị - an ninh; liên kết về kinh tế; cùng hợp tác và chia sẻ trách nhiệm về văn hóa - xã hội; đóng vai trò trung tâm trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực. ASEAN là đối tác quan trọng của nhiều quốc gia và các tổ chức khu vực và quốc tế, được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công.
"Năm 2015, Việt Nam kỷ niệm 20 năm gia nhập ASEAN. Thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực đóng góp sức mình cho hợp tác khu vực với phương châm " chủ động, tích cực và có trách nhiệm", góp phần xây dựng một ASEAN gắn kết, đoàn kết, thống nhất và có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực và quốc tế", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, cùng với toàn cầu, các quốc gia thành viên ASEAN luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hợp tác về bảo vệ môi trường là một trong những lĩnh vực được đưa ra ngay từ những thập kỷ đầu tiên khi mới thành lập Hiệp hội ASEAN và luôn được các quốc gia thành viên quan tâm thúc đẩy.
Khẳng định nhìn lại thời gian qua, hợp tác bảo vệ môi trường trong ASEAN đã đạt được những kết quả tích cực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: “Tôi vui mừng biết rằng tổng thể môi trường khu vực ASEAN được duy trì, đảm bảo cho sức khỏe và hệ sinh thái; một số nước ASEAN được xếp hạng cao về Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI). ASEAN đã hoàn thành việc triển khai các hành động hợp tác về đảm bảo môi trường bền vững trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015".
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những năm qua, hợp tác về bảo vệ môi trường cùng với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Liên minh Châu Âu (EU) không ngừng được tăng cường. Nhóm đặc nhiệm đa quốc gia ASEAN đang nỗ lực phối hợp với các đối tác trong và ngoài khu vực dập tắt cháy rừng và ngăn ngừa lan truyền khói bụi từ Indonesia.
ASEAN tích cực tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-UNFCCC), đưa ra các Tuyên bố chung của Lãnh đạo cấp cao ASEAN về biến đổi khí hậu. Nhiều nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, mặc dù chưa phải là nguồn phát thải đáng kể khí gây hiệu ứng nhà kính (hoặc không gây ra) nhưng lại phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu...
Nêu rõ ngày nay biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực và nguồn nước... đã trở thành vấn đề lớn của khu vực và toàn cầu, không một quốc gia hay cường quốc nào đủ sức giải quyết mà cần phải có sự hợp tác của cả cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Nhiệm vụ khó khăn, nặng nề đối với mỗi quốc gia chúng ta là phải tập trung phát triển kinh tế và bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hay, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia tháng 11-2015 sẽ thông qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, trong đó có nội dung tăng cường hợp tác về bảo vệ môi trường trên một số lĩnh vực ưu tiên như tiêu dùng và sản xuất bền vững; quản lý, xử lý an toàn chất thải và hóa chất; bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo dựng các đô thị bền vững về môi trường; ứng phó với các thảm họa...
Đối với Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được kết quả bước đầu về bảo vệ môi trường, nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở một số khu vực thành thị, nông thôn, khu công nghiệp và làng nghề; tài nguyên thiên nhiên vẫn còn bị khai thác quá mức, thiếu bền vững...
Theo cảnh báo của các chuyên gia môi trường quốc tế, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức công tác bảo vệ môi trường, tính trung bình GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP.
Đây là cảnh báo rất nghiêm khắc khi trên thực tế vẫn còn tình trạng coi trọng các lợi ích phát triển kinh tế trước mắt hơn nhiệm vụ bảo vệ môi trường bền vững lâu dài. Hơn nữa công tác bảo vệ và khắc phục hậu quả môi trường cần phải có nguồn lực không nhỏ trong khi nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn hạn hẹp.
"Trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020, Việt Nam chúng tôi coi bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh và hướng tới người dân - phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe, thể chất của nhân dân", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu bày bày tỏ tin tưởng Hội nghị các Bộ trưởng Môi trường ASEAN và các đối tác ASEAN+3 lần này sẽ đề ra định hướng và những chương trình, kế hoạch hợp tác cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo bền vững môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện thành công Chương trình Nghị sự vì sự Phát triển bền vững tầm nhìn hướng tới 2030 của Liên hợp quốc. Đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu COP-21 tại Paris (12-2015)...
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn các quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các đối tác của ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã tích cực hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động bảo vệ môi trường thời gian qua.
“Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa và sẵn sàng hợp tác, đóng góp tích cực để cùng ASEAN, các nước đối tác và cộng đồng quốc tế chung tay thực hiện thành công, gìn giữ môi trường mãi xanh của khu vực và thế giới chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ./.
Tham dự AMME 13 và chuỗi các Hội nghị liên quan có Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN; đại diện 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ; Tổng Thư ký ASEAN ; lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương của Việt Nam...
AMME 13 là hoạt động định kỳ 3 năm 1 lần trong cơ chế hợp tác môi trường ASEAN, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên nhằm mục tiêu kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong khu vực giữa hai kỳ hội nghị, thảo luận về các nội dung hợp tác mới; đồng thời kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới.
AMME 13 lần này sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các thỏa thuận về môi trường trong khu vực kể từ AMME 12; thảo luận và thống nhất ở cấp Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực môi trường liên quan đến 10 nội dung được nêu ra tại Hội nghị SOM (biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý tài nguyên nước; quản lý môi trường đô thị và quản trị; giáo dục môi trường...).
AMME 13 thảo luận về những nội dung hợp tác mới, đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp thúc đẩy các hoạt động hợp tác ASEAN về môi trường trong thời gian tới, đặc biệt cho giai đoạn sau năm 2015 khi cộng đồng ASEAN được hình thành; thảo luận và thông qua Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu chuẩn bị cho Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21), Sáng kiến về Tuyên bố chương trình nghị sự về bền vững môi trường và biến đổi khí hậu sau năm 2015 và Thông cáo chung về kết quả của Hội nghị Bộ trưởng.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiệt liệt chào mừng các Bộ trưởng, Trưởng Đoàn, quan chức môi trường các quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Tổng Thư ký ASEAN... tới tham dự Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 13, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN+3 lần thứ 14 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, năm 2015 là mốc lịch sử quan trọng đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi Cộng đồng ASEAN được thành lập dựa trên 3 trụ cột chính là chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
ASEAN ngày nay đã trở thành một thực thể gắn kết về chính trị - an ninh; liên kết về kinh tế; cùng hợp tác và chia sẻ trách nhiệm về văn hóa - xã hội; đóng vai trò trung tâm trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực. ASEAN là đối tác quan trọng của nhiều quốc gia và các tổ chức khu vực và quốc tế, được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công.
"Năm 2015, Việt Nam kỷ niệm 20 năm gia nhập ASEAN. Thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực đóng góp sức mình cho hợp tác khu vực với phương châm " chủ động, tích cực và có trách nhiệm", góp phần xây dựng một ASEAN gắn kết, đoàn kết, thống nhất và có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực và quốc tế", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, cùng với toàn cầu, các quốc gia thành viên ASEAN luôn coi trọng công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hợp tác về bảo vệ môi trường là một trong những lĩnh vực được đưa ra ngay từ những thập kỷ đầu tiên khi mới thành lập Hiệp hội ASEAN và luôn được các quốc gia thành viên quan tâm thúc đẩy.
Khẳng định nhìn lại thời gian qua, hợp tác bảo vệ môi trường trong ASEAN đã đạt được những kết quả tích cực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: “Tôi vui mừng biết rằng tổng thể môi trường khu vực ASEAN được duy trì, đảm bảo cho sức khỏe và hệ sinh thái; một số nước ASEAN được xếp hạng cao về Chỉ số hiệu suất môi trường (EPI). ASEAN đã hoàn thành việc triển khai các hành động hợp tác về đảm bảo môi trường bền vững trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN giai đoạn 2009-2015".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cùng các Trưởng đoàn tại hội nghị |
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những năm qua, hợp tác về bảo vệ môi trường cùng với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Liên minh Châu Âu (EU) không ngừng được tăng cường. Nhóm đặc nhiệm đa quốc gia ASEAN đang nỗ lực phối hợp với các đối tác trong và ngoài khu vực dập tắt cháy rừng và ngăn ngừa lan truyền khói bụi từ Indonesia.
ASEAN tích cực tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-UNFCCC), đưa ra các Tuyên bố chung của Lãnh đạo cấp cao ASEAN về biến đổi khí hậu. Nhiều nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, mặc dù chưa phải là nguồn phát thải đáng kể khí gây hiệu ứng nhà kính (hoặc không gây ra) nhưng lại phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu...
Nêu rõ ngày nay biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực và nguồn nước... đã trở thành vấn đề lớn của khu vực và toàn cầu, không một quốc gia hay cường quốc nào đủ sức giải quyết mà cần phải có sự hợp tác của cả cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Nhiệm vụ khó khăn, nặng nề đối với mỗi quốc gia chúng ta là phải tập trung phát triển kinh tế và bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hay, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia tháng 11-2015 sẽ thông qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, trong đó có nội dung tăng cường hợp tác về bảo vệ môi trường trên một số lĩnh vực ưu tiên như tiêu dùng và sản xuất bền vững; quản lý, xử lý an toàn chất thải và hóa chất; bảo tồn và quản lý bền vững đa dạng hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo dựng các đô thị bền vững về môi trường; ứng phó với các thảm họa...
Đối với Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được kết quả bước đầu về bảo vệ môi trường, nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở một số khu vực thành thị, nông thôn, khu công nghiệp và làng nghề; tài nguyên thiên nhiên vẫn còn bị khai thác quá mức, thiếu bền vững...
Theo cảnh báo của các chuyên gia môi trường quốc tế, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức công tác bảo vệ môi trường, tính trung bình GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP.
Đây là cảnh báo rất nghiêm khắc khi trên thực tế vẫn còn tình trạng coi trọng các lợi ích phát triển kinh tế trước mắt hơn nhiệm vụ bảo vệ môi trường bền vững lâu dài. Hơn nữa công tác bảo vệ và khắc phục hậu quả môi trường cần phải có nguồn lực không nhỏ trong khi nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn hạn hẹp.
"Trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020, Việt Nam chúng tôi coi bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh và hướng tới người dân - phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe, thể chất của nhân dân", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu bày bày tỏ tin tưởng Hội nghị các Bộ trưởng Môi trường ASEAN và các đối tác ASEAN+3 lần này sẽ đề ra định hướng và những chương trình, kế hoạch hợp tác cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo bền vững môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện thành công Chương trình Nghị sự vì sự Phát triển bền vững tầm nhìn hướng tới 2030 của Liên hợp quốc. Đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu COP-21 tại Paris (12-2015)...
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn các quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các đối tác của ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã tích cực hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động bảo vệ môi trường thời gian qua.
“Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa và sẵn sàng hợp tác, đóng góp tích cực để cùng ASEAN, các nước đối tác và cộng đồng quốc tế chung tay thực hiện thành công, gìn giữ môi trường mãi xanh của khu vực và thế giới chúng ta”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ./.
Lãnh đạo gửi điện mừng nhân 97 năm Quốc khánh Cộng hòa Séc  (28/10/2015)
Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI  (28/10/2015)
Lực lượng vũ trang Quân khu 3 đón nhận Huân chương Quân công  (28/10/2015)
Quốc hội xem xét báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng  (28/10/2015)
Nội hàm chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng  (28/10/2015)
Khóa họp thứ 12 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Belarus  (28/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay