Kỳ họp thứ 16 Hội đồng Lý luận Trung ương
15:26, ngày 26-10-2015
TCCSĐT - Thực hiện Chương trình công tác toàn khóa, ngày 26-10-2015, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiến hành Kỳ họp lần thứ 16. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp, các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thảo luận góp ý kiến hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015 và định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020"
Phát biểu ý kiến tại Kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19-10-2011 của Bộ Chính trị, khóa XI về định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015 và phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình KX.04/11-15 về nghiên cứu lý luận chính trị do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và trực tiếp tổ chức thực hiện, đến nay các đề tài cơ bản đã được nghiệm thu cấp nhà nước.
Để hoàn thiện Báo cáo tổng kết giai đoạn vừa qua, đề xuất, kiến nghị định hướng, nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn tiếp theo, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các thành viên phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm cao trong thảo luận, tập trung cho ý kiến đánh giá khái quát kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, cả ưu điểm, cũng như hạn chế, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân, đặc biệt là nêu bật những kết quả nghiên cứu mới của Chương trình, những đóng góp trong soạn thảo và ban hành các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị và phục vụ soạn thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Đồng chí Đinh Thế Huynh lưu ý, trong thảo luận, đánh giá, các thành viên hội đồng cần gắn với hai nhận định mới là: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn diễn biến nhanh chóng, phức tạp; chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra, tiến hành thí điểm nhiều, nhưng chậm tổng kết thành lý luận, chưa làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước” (nêu trong Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới), và “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới” (nêu trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng).
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: 05 năm tới, tình hình thế giới và trong nước sẽ có nhiều biến chuyển, tạo ra cả thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thánh thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phải có những đổi mới mạnh mẽ. Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, định hướng nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020 và dự kiến bước đầu hệ thống các đề tài nghiên cứu.
Tại Kỳ họp, các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã thảo luận sôi nổi và bày tỏ sự nhất trí với những đánh giá kết quả nêu trong báo cáo, cũng như đóng góp nhiều ý kiến xác thực cả về ưu điểm và hạn chế của Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, đồng thời xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020./.
Phát biểu ý kiến tại Kỳ họp, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19-10-2011 của Bộ Chính trị, khóa XI về định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015 và phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình KX.04/11-15 về nghiên cứu lý luận chính trị do Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì và trực tiếp tổ chức thực hiện, đến nay các đề tài cơ bản đã được nghiệm thu cấp nhà nước.
Để hoàn thiện Báo cáo tổng kết giai đoạn vừa qua, đề xuất, kiến nghị định hướng, nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn tiếp theo, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các thành viên phát huy dân chủ, tinh thần trách nhiệm cao trong thảo luận, tập trung cho ý kiến đánh giá khái quát kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, cả ưu điểm, cũng như hạn chế, khuyết điểm, chỉ ra nguyên nhân, đặc biệt là nêu bật những kết quả nghiên cứu mới của Chương trình, những đóng góp trong soạn thảo và ban hành các nghị quyết Trung ương, Bộ Chính trị và phục vụ soạn thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.
Đồng chí Đinh Thế Huynh lưu ý, trong thảo luận, đánh giá, các thành viên hội đồng cần gắn với hai nhận định mới là: “Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn diễn biến nhanh chóng, phức tạp; chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đặt ra, tiến hành thí điểm nhiều, nhưng chậm tổng kết thành lý luận, chưa làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước” (nêu trong Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới), và “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới” (nêu trong Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng).
Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: 05 năm tới, tình hình thế giới và trong nước sẽ có nhiều biến chuyển, tạo ra cả thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thánh thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phải có những đổi mới mạnh mẽ. Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu thảo luận về mục tiêu, yêu cầu, định hướng nội dung nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020 và dự kiến bước đầu hệ thống các đề tài nghiên cứu.
Tại Kỳ họp, các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã thảo luận sôi nổi và bày tỏ sự nhất trí với những đánh giá kết quả nêu trong báo cáo, cũng như đóng góp nhiều ý kiến xác thực cả về ưu điểm và hạn chế của Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015, đồng thời xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, định hướng nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2020./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 19 đến ngày 25-10-2015  (26/10/2015)
Đồng thuận việc bổ sung quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân  (25/10/2015)
Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông”  (25/10/2015)
Ấn Độ nỗ lực cạnh tranh chỗ đứng của Trung Quốc ở Lục địa đen  (25/10/2015)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên