Tôn vinh “100 Thương hiệu Việt bền vững lần thứ 2 năm 2015”
20:15, ngày 16-10-2015
TCCSĐT - Sáng 16-10-2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển Thương hiệu Việt thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố nội dung, quy chế Giải thưởng “100 Thương hiệu Việt bền vững lần thứ 2 năm 2015”.
Đồng chí Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tham dự và chủ trì buổi họp báo.
Tại buổi họp báo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển Thương hiệu Việt Phan Thị Mỹ Yến đã thông báo về những quy định đối với quy chế xét duyệt Giải thưởng “100 Thương hiệu Việt bền vững lần thứ 2 năm 2015”, theo đó các thương hiệu tham gia giải thưởng phải đạt 10 điều kiện cơ bản là:
1. Thương hiệu do ủy ban nhân dân tỉnh, thành đề cử.
2. Thương hiệu thuộc các thành viên Mạng truyền thông điện tử Thương hiệu Việt.
3. Ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng quy trình quản lý tiên tiến, đạt chuẩn, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và giá trị cao, đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
4. Là những thương hiệu đã thành công từ 05- 10 năm.
5. Mức doanh thu cao, thị trường rộng.
6. Thương hiệu, có nhiều phát minh, sáng chế.
7. Là thương hiệu ưu tú điển hình của địa phương, đóng góp cho kinh tế của địa phương.
8. Thương hiệu tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh, bảo vệ uy tín thương hiệu.
9. Đầu tư các nguồn lực ổn định, đảm bảo đời sống cho cán bộ, nhân viên; tham gia công tác từ thiện, xã hội; đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
10. Đạt các giải thưởng: Thương hiệu Việt; Chất lượng Việt Nam; Sao vàng đất Việt; Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Theo Ban tổ chức, trong 10 tiêu chí trên, thì việc xét duyệt về tiêu chí môi trường là hết sức quan trọng, bởi môi trường có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Và khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ giúp chúng ta có đủ điều kiện để bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Bảo vệ môi trường là việc làm và trách nhiệm của cả cộng đồng, không chỉ riêng ai, là việc làm có ý nghĩa cho tương lai. Vì sự phát triển bền vững của đất nước, các doanh nghiệp phải chú trọng đến yếu tố này. Nếu doanh nghiệp đạt những tiêu chí còn lại rất cao nhưng lại không đạt tiêu chí môi trường thì cũng không được công nhận xét duyệt Giải thưởng lần này.
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên quan tâm đến việc dư luận cho rằng, trong thời gian qua ở nước ta có quá nhiều giải thưởng dành cho doanh nghiệp, do đó có tình trạng loạn giải thưởng, cúp thương hiệu... Vì thế, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của những giải thưởng được các cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt là những giải thưởng được Chính phủ phê duyệt.
Trả lời về vấn đề này, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh: Giải thưởng “100 Thương hiệu Việt bền vững lần thứ 2 năm 2015” là giải thưởng được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo theo Quyết định số 5714/VPCP-TCCV ngày 27-7-2015 của Văn Phòng Chính phủ.
Trong nhiều năm qua, giải thưởng này được tổ chức có ý nghĩa nhằm ghi nhận, tôn vinh các thương hiệu Việt Nam đã nỗ lực ứng dụng khoa học và công nghệ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tích cực bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tổ chức tốt việc sản xuất công nghiệp, phân phối, thương mại, dịch vụ đã tích cực hưởng ứng, đi đầu trong việc thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo Ban Tổ chức, thời gian đăng ký và nhận hồ sơ tham gia từ ngày 20-08-2015 đến hết ngày 30-11-2015. Lễ trao giải dự kiến sẽ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28-01-2016. Hồ sơ tham gia Giải thưởng được đăng tải tại: www.thuonghieuviet.com./.
Tại buổi họp báo, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển Thương hiệu Việt Phan Thị Mỹ Yến đã thông báo về những quy định đối với quy chế xét duyệt Giải thưởng “100 Thương hiệu Việt bền vững lần thứ 2 năm 2015”, theo đó các thương hiệu tham gia giải thưởng phải đạt 10 điều kiện cơ bản là:
1. Thương hiệu do ủy ban nhân dân tỉnh, thành đề cử.
2. Thương hiệu thuộc các thành viên Mạng truyền thông điện tử Thương hiệu Việt.
3. Ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng quy trình quản lý tiên tiến, đạt chuẩn, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và giá trị cao, đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
4. Là những thương hiệu đã thành công từ 05- 10 năm.
5. Mức doanh thu cao, thị trường rộng.
6. Thương hiệu, có nhiều phát minh, sáng chế.
7. Là thương hiệu ưu tú điển hình của địa phương, đóng góp cho kinh tế của địa phương.
8. Thương hiệu tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh, bảo vệ uy tín thương hiệu.
9. Đầu tư các nguồn lực ổn định, đảm bảo đời sống cho cán bộ, nhân viên; tham gia công tác từ thiện, xã hội; đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; thực hiện tốt việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
10. Đạt các giải thưởng: Thương hiệu Việt; Chất lượng Việt Nam; Sao vàng đất Việt; Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Theo Ban tổ chức, trong 10 tiêu chí trên, thì việc xét duyệt về tiêu chí môi trường là hết sức quan trọng, bởi môi trường có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Và khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ giúp chúng ta có đủ điều kiện để bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Bảo vệ môi trường là việc làm và trách nhiệm của cả cộng đồng, không chỉ riêng ai, là việc làm có ý nghĩa cho tương lai. Vì sự phát triển bền vững của đất nước, các doanh nghiệp phải chú trọng đến yếu tố này. Nếu doanh nghiệp đạt những tiêu chí còn lại rất cao nhưng lại không đạt tiêu chí môi trường thì cũng không được công nhận xét duyệt Giải thưởng lần này.
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên quan tâm đến việc dư luận cho rằng, trong thời gian qua ở nước ta có quá nhiều giải thưởng dành cho doanh nghiệp, do đó có tình trạng loạn giải thưởng, cúp thương hiệu... Vì thế, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của những giải thưởng được các cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt là những giải thưởng được Chính phủ phê duyệt.
Trả lời về vấn đề này, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh: Giải thưởng “100 Thương hiệu Việt bền vững lần thứ 2 năm 2015” là giải thưởng được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo theo Quyết định số 5714/VPCP-TCCV ngày 27-7-2015 của Văn Phòng Chính phủ.
Trong nhiều năm qua, giải thưởng này được tổ chức có ý nghĩa nhằm ghi nhận, tôn vinh các thương hiệu Việt Nam đã nỗ lực ứng dụng khoa học và công nghệ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tích cực bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tổ chức tốt việc sản xuất công nghiệp, phân phối, thương mại, dịch vụ đã tích cực hưởng ứng, đi đầu trong việc thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo Ban Tổ chức, thời gian đăng ký và nhận hồ sơ tham gia từ ngày 20-08-2015 đến hết ngày 30-11-2015. Lễ trao giải dự kiến sẽ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28-01-2016. Hồ sơ tham gia Giải thưởng được đăng tải tại: www.thuonghieuviet.com./.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan hội kiến Phó Chủ tịch Quốc hội Lào  (16/10/2015)
Việt Nam cam kết phấn đấu vì mục tiêu chung về giải trừ quân bị  (16/10/2015)
“Cơ chế điều phối liên kết vùng” - từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Cửu Long đến Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII  (16/10/2015)
“Cơ chế điều phối liên kết vùng” - từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Cửu Long đến Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII  (16/10/2015)
Sớm đưa Nghệ An thành một tỉnh giàu mạnh  (16/10/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên