Chủ tịch nước dự, chỉ đạo Hội thảo “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”
21:11, ngày 04-10-2015
TCCSĐT - Sáng 04-10-2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Trương Tấn Sang vui mừng được đến dự Hội thảo khoa học toàn quốc do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức và cho rằng, chủ đề mà Hội thảo đưa ra là một vấn đề mang tính lý luận - thực tiễn rất thiết thực và bổ ích trong tình hình đất nước ta đang đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Kết quả cuộc Hội thảo sẽ góp phần làm cho toàn Đảng, toàn dân, nhất là những nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ nhận thức sâu sắc hơn vị trí, vai trò của văn hóa, văn nghệ đối với quá trình xây dựng con người phát triển toàn diện nói chung và xây dựng hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống của con người nói riêng.
Theo Chủ tịch Trương Tấn Sang, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, văn hóa góp phần tăng cường sự hiểu biết, mở rộng giao lưu hợp tác nhiều mặt giữa nước ta với các nước khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Trong quá trình đó, chúng ta hết sức cảnh giác với cuộc “xâm lăng văn hóa”, những biểu hiện vọng ngoại, lai căng lấn át bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, Chủ tịch nước cũng gửi thông điệp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mong mỏi các văn nghệ sĩ ngày càng sáng tạo nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực sinh động, chân thật, sâu sắc sự nghiệp của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ mắt sáng, lòng trong, có tài năng nghệ thuật và khát vọng sáng tạo mãnh liệt, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện, trực tiếp bồi đắp tâm hồn, tình cảm, nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho các thế hệ người Việt Nam, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới đồng bộ và toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thay mặt toàn thể giới văn nghệ sĩ, PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh chân thành cảm ơn Chủ tịch nước đã đến tham dự và chỉ đạo Hội thảo. Những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Hội đồng sẽ tiếp thu, bổ sung vào chương trình công tác của Hội đồng trong thời gian tới.
Tổng kết Hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh khẳng định Hội thảo là hoạt động khoa học thường niên trong nhiều năm nay nhằm tiếp tục triển khai có kết quả Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Tại Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 100 báo cáo tham luận của hầu hết các nhà khoa học đầu ngành, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ở các Hội chuyên ngành Trung ương, các trung tâm nghiên cứu, giảng dạy văn hóa, văn nghệ, các cán bộ chỉ đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ cùng nhiều cơ quan báo chí, xuất bản, nhiều văn nghệ sĩ là chủ thể sáng tạo trong cả nước. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều phương pháp phân tích lý giải đa chiều, nhiều thông tin cập nhật liên quan đời sống xã hội và đời sống văn học, nghệ thuật, các tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo nhìn chung đều tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, những vấn đề cơ bản, cốt lõi của văn học, nghệ thuật trong việc vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hội thảo đã bàn luận sâu sắc về những vấn đề đặt ra trong chủ đề “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, khái niệm nhân cách con người; Thực trạng nhân cách xã hội hiện nay; Thực trạng về văn học, nghệ thuật tham gia xây dựng nhân cách con người... Hội thảo cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: Đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống con người Việt Nam; Tăng cường công tác quản lý của ngành giáo dục - đào tạo và các ngành liên quan; Mở rộng sự phối hợp các ban, bộ, ngành hữu quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW; Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách về chế độ nhuận bút, chế độ phụ cấp thường xuyên đối với giới văn nghệ sĩ; Đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình.
Hội thảo đã đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở góp phần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI. Đồng thời, gợi mở những giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách, góp sức tạo ra những thành tựu mới của văn học, nghệ thuật nước nhà trong lĩnh vực xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng sống của con người Việt Nam. Đây cũng là việc làm thiết thực góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng./.
Chủ tịch nước mong rằng, các văn nghệ sĩ ngày càng sáng tạo nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực sinh động, chân thật, sâu sắc sự nghiệp của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc |
Theo Chủ tịch Trương Tấn Sang, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, văn hóa góp phần tăng cường sự hiểu biết, mở rộng giao lưu hợp tác nhiều mặt giữa nước ta với các nước khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Trong quá trình đó, chúng ta hết sức cảnh giác với cuộc “xâm lăng văn hóa”, những biểu hiện vọng ngoại, lai căng lấn át bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, Chủ tịch nước cũng gửi thông điệp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mong mỏi các văn nghệ sĩ ngày càng sáng tạo nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực sinh động, chân thật, sâu sắc sự nghiệp của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ mắt sáng, lòng trong, có tài năng nghệ thuật và khát vọng sáng tạo mãnh liệt, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện, trực tiếp bồi đắp tâm hồn, tình cảm, nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho các thế hệ người Việt Nam, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới đồng bộ và toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thay mặt toàn thể giới văn nghệ sĩ, PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh chân thành cảm ơn Chủ tịch nước đã đến tham dự và chỉ đạo Hội thảo. Những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Hội đồng sẽ tiếp thu, bổ sung vào chương trình công tác của Hội đồng trong thời gian tới.
Tổng kết Hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Hồng Vinh khẳng định Hội thảo là hoạt động khoa học thường niên trong nhiều năm nay nhằm tiếp tục triển khai có kết quả Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9, khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Tại Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 100 báo cáo tham luận của hầu hết các nhà khoa học đầu ngành, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ở các Hội chuyên ngành Trung ương, các trung tâm nghiên cứu, giảng dạy văn hóa, văn nghệ, các cán bộ chỉ đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ cùng nhiều cơ quan báo chí, xuất bản, nhiều văn nghệ sĩ là chủ thể sáng tạo trong cả nước. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều phương pháp phân tích lý giải đa chiều, nhiều thông tin cập nhật liên quan đời sống xã hội và đời sống văn học, nghệ thuật, các tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo nhìn chung đều tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, những vấn đề cơ bản, cốt lõi của văn học, nghệ thuật trong việc vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn, xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hội thảo đã bàn luận sâu sắc về những vấn đề đặt ra trong chủ đề “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”, khái niệm nhân cách con người; Thực trạng nhân cách xã hội hiện nay; Thực trạng về văn học, nghệ thuật tham gia xây dựng nhân cách con người... Hội thảo cũng đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: Đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống con người Việt Nam; Tăng cường công tác quản lý của ngành giáo dục - đào tạo và các ngành liên quan; Mở rộng sự phối hợp các ban, bộ, ngành hữu quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW; Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách về chế độ nhuận bút, chế độ phụ cấp thường xuyên đối với giới văn nghệ sĩ; Đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình.
Hội thảo đã đạt được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở góp phần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI. Đồng thời, gợi mở những giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách, góp sức tạo ra những thành tựu mới của văn học, nghệ thuật nước nhà trong lĩnh vực xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng sống của con người Việt Nam. Đây cũng là việc làm thiết thực góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng./.
Triển lãm ảnh, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Đức  (04/10/2015)
Argentina ca ngợi Việt Nam là hình mẫu của mọi thời đại  (04/10/2015)
Tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiêu biểu  (04/10/2015)
Tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiêu biểu  (04/10/2015)
Hội nghị Bộ trưởng TPP tại Mỹ tiếp tục kéo dài thêm 1 ngày  (04/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên