Kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng và Đại hội thi đua yêu nước, biểu dương điển hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2011-2015
Đến dự lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương qua các thời kỳ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hà Thị Khiết ôn lại truyền thống 85 năm của công tác dân vận. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đặc biệt coi trọng công tác dân vận và khẳng định: Sức mạnh của cách mạng ở dân, Đảng phải dựa vào dân để làm cách mạng. Đây là điều cốt yếu hằng ngày của Đảng và công tác dân vận của Đảng được xác định là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Tám mươi lăm năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác dân vận đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác dân vận nhân dân được đổi mới; đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Bước vào sự nghiệp đổi mới đất nước, dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa, công tác dân vận đã đạt được những kết quả đáng kể. Ngành dân vận đã có nhiều phong trào thi đua thiết thực, đạt hiệu quả. Trong Phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2010-2015, đã ghi nhận những tấm gương điển hình dân vận khéo trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Về phát triển kinh tế, phong trào thi đua “Dân vận khéo” góp phần tích cực và nâng cao các phong trào thi đua khác, như: Phong trào “Ngày vì người nghèo”, “Định canh, định cư, xây dựng nông thôn mới, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng”,… Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được gắn với các phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,… Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được thực hiện thông qua hoạt động của các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Vì Hoàng Sa, Trường Sa”, “Tấm lưới nghĩa tình”,…
Phong trào “Dân vận khéo” được gắn với thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25-02-2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân; xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; thu hút tập hợp được đông đảo đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân; kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của nhiều tổ chức đảng, chính quyền; tạo môi trường dân chủ, thuận lợi để nhân dân giám sát và tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Trước những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới, đồng chí Hà Thị Khiết nhấn mạnh tính cấp thiết cần đổi mới và tăng cường công tác dân vận. Theo đó, trong thời gian tới, công tác dân vận cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới”, với một số trọng tâm: Một là, tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là của cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội về phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hai là, đẩy mạnh công tác dân vận của chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Triển khai thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14-7-2015 của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”. Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động, phong trào do Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phát động. Bốn là, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên; đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở. Năm là, xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác dân vận các cấp theo hướng tinh gọn nhưng hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác dân vận trong giai đoạn cách mạng mới.
Lễ kỷ niệm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa khi cả nước đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế, xã hội năm 2015, khẩn trương hoàn thành tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Ban Dân vận Trung ương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh do Đảng, Nhà nước trao tặng. Vui mừng đến dự Đại hội thi đua yêu nước, kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đồng chí Lê Hồng Anh gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Dân vận trung ương qua các thời kỳ cùng toàn thể cán bộ, viên chức của ngành.
Đồng chí Lê Hồng Anh nhấn mạnh, từ khi thành lập Đảng cho tới nay, Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác dân vận. Trong bài viết ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
Với truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 85 năm qua, công tác dân vận đã luôn bám sát chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân với nội dung và phương thức hoạt động phù hợp yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, và đặc biệt trình độ, khả năng của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội; qua đó, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện. Công tác dân vận đã góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tốt sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tích của ngành dân vận đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận.
Để tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, đồng chí Lê Hồng Anh chỉ đạo, công tác dân vận cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân, củng cố khối đại đoàn kết trong dân. Trong đó, cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đội ngũ cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị phải thực sự sâu sát cơ sở, gần dân, trọng dân, giữ dân để giải quyết kịp thời, hiệu quả các bức xúc, nguyện vọng của nhân dân; nâng cao nhận thức để cán bộ làm công tác dân vận hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân vận, của công tác thi đua yêu nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cũng trong buổi lễ, Ban Dân vận trung ương đã vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước./.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng  (03/10/2015)
Việt Nam tiếp tục khẳng định mạnh mẽ thông điệp đối thoại và hợp tác  (03/10/2015)
Nhóm Bộ Tứ Normandy kêu gọi thực thi Thỏa thuận Minsk về Ukraine  (03/10/2015)
Doanh nhân là thành phần không thể thiếu trong xã hội  (03/10/2015)
Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long  (03/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên