Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
23:00, ngày 03-10-2015
Chiều 03-10-2015, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn chủ tịch lần thứ sáu (khóa VIII), thảo luận, góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim khẳng định: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đại hội có nhiệm vụ nhìn lại 30 năm đổi mới (1986-2016), tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm sắp tới (2016- 2021).
Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch,vững mạnh, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân, ông Vũ Trọng Kim đề nghị các thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phát huy trí tuệ, tâm huyết, bám sát các nội dung Trung ương gợi ý, để tập trung thảo luận về dự thảo Văn kiện.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đó là: xây dựng, phát huy đại đoàn kết trong Đảng, đại đoàn kết trong dân, bởi, đại đoàn kết luôn là sức mạnh to lớn nhất để đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn trong mọi thời điểm.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng: Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược. Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng đã khẳng định, đại đoàn kết là nhân tố quyết định thắng lợi bền vững của cách mạng nước ta, tạo ra sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, dự thảo Văn kiện cần bổ sung nội dung này trên cơ sở quán triệt Cương lĩnh của Đảng.
Theo ông Huỳnh Đảm, đại đoàn kết tạo nên sức mạnh sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không có đại đoàn kết không thể thắng lợi trong cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước phát triển đi lên hiện nay. Tăng cường đại đoàn kết có nghĩa Đảng là hạt nhân lãnh đạo. Muốn có đoàn kết trong toàn dân thì trong Đảng phải đoàn kết, nêu gương đoàn kết. Nếu trong Đảng không đoàn kết thì sẽ có những “phân tâm” trong xã hội. Đảng nêu gương tốt, khối đại đoàn kết sẽ vững mạnh - đây là yếu tố cần làm rõ trong Văn kiện.
Cần giải quyết hài hòa lợi ích để việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết không chỉ động viên nghĩa vụ một chiều mà còn đem lại lợi ích, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết, cần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với Mặt trận để cụ thể hóa việc Đảng làm tốt vai trò vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo. Chỉ khi nào được tăng cường vai trò, Mặt trận mới làm tròn sứ mạng là tổ chức liên minh chính trị liên hiệp tự nguyện; đủ sức bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, trung tâm tập hợp đoàn kết những người Việt Nam yêu nước. Bên cạnh đó, cần bổ sung tăng cường đội ngũ cán bộ cho Mặt trận để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới - ông Huỳnh Đảm nêu rõ.
Cùng ý kiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Thị Liên đề nghị dự thảo Văn kiện cần đưa vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc và phát huy dân chủ thành một mục chung bởi đây là hai yếu tố gắn kết với nhau. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể gắn bó với nhiệm vụ này.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Xác định việc đổi mới, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là vấn đề then chốt hiện nay, các đại biểu nhận định Văn kiện Đại hội Đảng cần có dấu ấn khẳng định, để nhân dân phấn khởi bước vào giai đoạn mới, đưa đất nước phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này cũng minh chứng cho bạn bè thế giới thấy được Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng, có sự lãnh đạo sáng suốt không chỉ trong cuộc kháng chiến cứu nước mà còn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, tiến tới thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: Dự thảo Văn kiện cần làm rõ vấn đề xây dựng Đảng, những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 5 năm tới. Cùng với đó, cần làm rõ tinh thần kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư với việc triển khai nhiệm vụ trong nhiệm kỳ qua. Nội dung kiểm điểm cần đưa vào báo cáo của Đại hội để toàn dân được biết Đảng đang lãnh đạo như thế nào. Đây là Đại hội Đảng 5 năm một lần, nên Đảng cần chú trọng sự kiểm điểm đúng hay chưa đúng, được hay chưa được, như vậy sẽ thể hiện được tinh thần phê và tự phê của Đảng.
Cần chú trọng nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng cần coi trọng thực sự vấn đề giám sát và phản biện xã hội. Không có dân, làm sao chống được tham nhũng, hạn chế được sự suy thoái trong Đảng. Vì vậy, chúng ta cần coi trọng sự vào cuộc của người dân, cần phải khen thưởng thỏa đáng những người dân dũng cảm trong chống tham nhũng, suy thoái, thực sự coi trọng và phát huy vai trò của người dân - ông Phạm Thế Duyệt góp ý.
Kỳ vọng vào Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ là một Đại hội thể hiện được nhiều dấu ấn sâu sắc với nhân dân, ông Phạm Thế Duyệt kiến nghị nên có kênh để nhân dân đóng góp ý kiến, thể hiện chính kiến về công tác nhân sự. Có như vậy đất nước ta mới có đội ngũ cán bộ đủ tâm, đủ tầm được nhân dân tin tưởng, mong muốn. Vai trò của Mặt trận đại diện cho nhân dân đối với công tác nhân sự là rất quan trong, không nên chỉ thể hiện ở việc hiệp thương bầu đại biểu Quốc hội của Mặt trận sau đại hội, mà cần thể hiện ý kiến trước Đại hội.
Đổi mới hệ thống chính trị cần đi đôi với đổi mới về kinh tế
Quan tâm đến việc đổi mới hệ thống chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Hoàng Thám và Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Ngọc Đường nhận định: 30 năm đổi mới, đất nước ta có đổi mới mạnh mẽ về kinh tế, từ tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo, Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế đa thành phần. Tuy nhiên, đổi mới về mặt nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế. Vì vậy, Văn kiện Đại hội Đảng lần này cần xác định rõ việc đổi mới hệ thống chính trị gắn với việc đổi mới nền kinh tế.
Ngoài ra, theo ông Trần Ngọc Đường, cần coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước vì Hiến pháp 2013 đã nêu rõ vấn đề này. Cần có Luật về kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân, có công cụ để bảo vệ người dân; có cơ chế để nhân dân tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước.
Ngày 04-10, các đại biểu sẽ tiếp tục đóng góp các ý kiến vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII./.
Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch,vững mạnh, thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân, ông Vũ Trọng Kim đề nghị các thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phát huy trí tuệ, tâm huyết, bám sát các nội dung Trung ương gợi ý, để tập trung thảo luận về dự thảo Văn kiện.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đó là: xây dựng, phát huy đại đoàn kết trong Đảng, đại đoàn kết trong dân, bởi, đại đoàn kết luôn là sức mạnh to lớn nhất để đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn trong mọi thời điểm.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng: Đại đoàn kết là vấn đề chiến lược. Nghị quyết Đại hội X, XI của Đảng đã khẳng định, đại đoàn kết là nhân tố quyết định thắng lợi bền vững của cách mạng nước ta, tạo ra sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, dự thảo Văn kiện cần bổ sung nội dung này trên cơ sở quán triệt Cương lĩnh của Đảng.
Theo ông Huỳnh Đảm, đại đoàn kết tạo nên sức mạnh sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không có đại đoàn kết không thể thắng lợi trong cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước phát triển đi lên hiện nay. Tăng cường đại đoàn kết có nghĩa Đảng là hạt nhân lãnh đạo. Muốn có đoàn kết trong toàn dân thì trong Đảng phải đoàn kết, nêu gương đoàn kết. Nếu trong Đảng không đoàn kết thì sẽ có những “phân tâm” trong xã hội. Đảng nêu gương tốt, khối đại đoàn kết sẽ vững mạnh - đây là yếu tố cần làm rõ trong Văn kiện.
Cần giải quyết hài hòa lợi ích để việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết không chỉ động viên nghĩa vụ một chiều mà còn đem lại lợi ích, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết, cần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với Mặt trận để cụ thể hóa việc Đảng làm tốt vai trò vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo. Chỉ khi nào được tăng cường vai trò, Mặt trận mới làm tròn sứ mạng là tổ chức liên minh chính trị liên hiệp tự nguyện; đủ sức bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, trung tâm tập hợp đoàn kết những người Việt Nam yêu nước. Bên cạnh đó, cần bổ sung tăng cường đội ngũ cán bộ cho Mặt trận để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới - ông Huỳnh Đảm nêu rõ.
Cùng ý kiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Thị Liên đề nghị dự thảo Văn kiện cần đưa vấn đề phát huy sức mạnh toàn dân tộc và phát huy dân chủ thành một mục chung bởi đây là hai yếu tố gắn kết với nhau. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể gắn bó với nhiệm vụ này.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Xác định việc đổi mới, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là vấn đề then chốt hiện nay, các đại biểu nhận định Văn kiện Đại hội Đảng cần có dấu ấn khẳng định, để nhân dân phấn khởi bước vào giai đoạn mới, đưa đất nước phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này cũng minh chứng cho bạn bè thế giới thấy được Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng, có sự lãnh đạo sáng suốt không chỉ trong cuộc kháng chiến cứu nước mà còn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, tiến tới thực hiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh: Dự thảo Văn kiện cần làm rõ vấn đề xây dựng Đảng, những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 5 năm tới. Cùng với đó, cần làm rõ tinh thần kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư với việc triển khai nhiệm vụ trong nhiệm kỳ qua. Nội dung kiểm điểm cần đưa vào báo cáo của Đại hội để toàn dân được biết Đảng đang lãnh đạo như thế nào. Đây là Đại hội Đảng 5 năm một lần, nên Đảng cần chú trọng sự kiểm điểm đúng hay chưa đúng, được hay chưa được, như vậy sẽ thể hiện được tinh thần phê và tự phê của Đảng.
Cần chú trọng nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng cần coi trọng thực sự vấn đề giám sát và phản biện xã hội. Không có dân, làm sao chống được tham nhũng, hạn chế được sự suy thoái trong Đảng. Vì vậy, chúng ta cần coi trọng sự vào cuộc của người dân, cần phải khen thưởng thỏa đáng những người dân dũng cảm trong chống tham nhũng, suy thoái, thực sự coi trọng và phát huy vai trò của người dân - ông Phạm Thế Duyệt góp ý.
Kỳ vọng vào Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ là một Đại hội thể hiện được nhiều dấu ấn sâu sắc với nhân dân, ông Phạm Thế Duyệt kiến nghị nên có kênh để nhân dân đóng góp ý kiến, thể hiện chính kiến về công tác nhân sự. Có như vậy đất nước ta mới có đội ngũ cán bộ đủ tâm, đủ tầm được nhân dân tin tưởng, mong muốn. Vai trò của Mặt trận đại diện cho nhân dân đối với công tác nhân sự là rất quan trong, không nên chỉ thể hiện ở việc hiệp thương bầu đại biểu Quốc hội của Mặt trận sau đại hội, mà cần thể hiện ý kiến trước Đại hội.
Đổi mới hệ thống chính trị cần đi đôi với đổi mới về kinh tế
Quan tâm đến việc đổi mới hệ thống chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Hoàng Thám và Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Ngọc Đường nhận định: 30 năm đổi mới, đất nước ta có đổi mới mạnh mẽ về kinh tế, từ tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo, Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế đa thành phần. Tuy nhiên, đổi mới về mặt nhà nước, về hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với đổi mới về kinh tế. Vì vậy, Văn kiện Đại hội Đảng lần này cần xác định rõ việc đổi mới hệ thống chính trị gắn với việc đổi mới nền kinh tế.
Ngoài ra, theo ông Trần Ngọc Đường, cần coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước vì Hiến pháp 2013 đã nêu rõ vấn đề này. Cần có Luật về kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân, có công cụ để bảo vệ người dân; có cơ chế để nhân dân tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước.
Ngày 04-10, các đại biểu sẽ tiếp tục đóng góp các ý kiến vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII./.
Việt Nam tiếp tục khẳng định mạnh mẽ thông điệp đối thoại và hợp tác  (03/10/2015)
Nhóm Bộ Tứ Normandy kêu gọi thực thi Thỏa thuận Minsk về Ukraine  (03/10/2015)
Doanh nhân là thành phần không thể thiếu trong xã hội  (03/10/2015)
Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long  (03/10/2015)
"Bảo đảm an ninh Biển Đông là điều kiện tiên quyết để phát triển"  (03/10/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên