Nhóm Bộ Tứ Normandy kêu gọi thực thi Thỏa thuận Minsk về Ukraine
22:25, ngày 03-10-2015
Rạng sáng 03-10-2015, theo giờ Việt Nam, lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp (hay còn gọi là nhóm Bộ Tứ Normandy) đã kết thúc cuộc đàm phán kéo dài 5 giờ tại Điện Elysee ở thủ đô Paris của Pháp. Các bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi Thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, kêu gọi thực thi đầy đủ thỏa thuận này cũng như để ngỏ khả năng kéo dài thời hạn của thỏa thuận sang năm 2016.
Cuộc gặp thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ Normandy tại Paris gồm hai phần họp hẹp và họp mở rộng. Tham dự cuộc họp hẹp chỉ có Tổng thống Pháp Francois Hollande (Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ), Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin), Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Pi-ốt Pô-rô-shen-cô) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (An-giê-la Méc-ken). Sau đó, trong cuộc họp mở rộng còn có sự tham dự của ngoại trưởng các nước cùng các quan chức cấp cao đi theo đoàn.
Kết thúc cuộc đàm phán kéo dài 5 giờ tại Điện Elysee, các bên đã không ký kết văn kiện nào. Chỉ có Tổng thống nước chủ nhà Hollande và Thủ tướng Đức Merkel tham dự cuộc họp báo chung. Thủ tướng Đức Merkel đánh giá các bên đều có thể hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán, những vấn đề cụ thể đã được thảo luận và quan điểm của các bên đã xích lại gần nhau hơn. Theo bà Merkel, vấn đề tiếp theo là các bước đi cụ thể sẽ được thực hiện như thế nào. Thủ tướng Đức cho rằng đã không có bất kỳ điều khoản nào của Thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukaine được thực thi đầy đủ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh đã có những kết quả tích cực và Thỏa thuận Minsk vẫn là cơ sở để đạt được hòa bình. Chính vì vậy, bà Merkel để ngỏ khả năng thời hạn của thỏa thuận này có thể sẽ được kéo dài.
Tổng thống Pháp Hollande cũng cho rằng việc thực thi Thỏa thuận Minsk đã có những bước tiến mới giúp tránh những thiệt hại về nhân mạng trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Theo nhà lãnh đạo Pháp, thỏa thuận này không chỉ bao gồm việc rút và kiểm soát vũ khí mà còn bao gồm việc thực thi tiến trình chính trị. Ông Hollande cho biết thêm, tại cuộc đàm phán ở Paris, các bên cũng đề cập tới vấn đề ân xá, nhất trí cần phải tăng số lượng các điểm qua lại dọc đường giới tuyến phân chia, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cứu trợ nhân đạo...Đánh giá về vấn đề bầu cử ở miền Đông Ukraine, ông Hollande cho rằng các cuộc bầu cử ở đây cần phù hợp với Thỏa thuận Minsk. Theo đó, sẽ cần ít nhất 3 tháng để tiến hành công tác chuẩn bị nên các cuộc bầu cử này có thể diễn ra sau ngày 31-12 tới. Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp có cùng quan điểm với Thủ tướng Đức khi cho rằng thời hạn thực thi Thỏa thuận Minsk có thể kéo dài sang năm 2016.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã tổ chức cuộc họp báo riêng tại Đại sứ quán Ukraine ở Paris. Ông Poroshenko cho biết tại cuộc đàm phán, các bên đã nhất trí sẽ bắt đầu công tác rà phá mìn tại khu vực Donbass với sự hỗ trợ của Đức và Pháp. Ông Poroshenko cũng kêu gọi Ủy ban Giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) được tiếp cận tất cả các địa điểm ở Donbass, trong đó có khu vực biên giới với Nga. Tổng thống Ukraine hi vọng cuộc bầu cử do lực lượng đòi độc lập tự tuyên bố sẽ không diễn ra vào ngày 18-10 tới.
Tổng thống Nga Putin không tham dự cuộc họp báo chung sau hội đàm. Tuy nhiên, Thư ký báo chí của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov (Đmi-tri Pê-xcốp) cho biết cuộc gặp thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ Normandy cũng như các cuộc gặp song phương của Tổng thống Putin đã diễn ra rất thiết thực. Ngoài chủ đề Ukraine là trọng tâm trong cuộc gặp thượng đỉnh, Tổng thống Putin còn thảo thuận các vấn đề Syria, thương vụ tàu chiến Mistral trong các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande. Điện Kremlin cho biết đối thoại trong khuôn khổ nhóm Bộ Tứ Normandy sẽ tiếp tục vào tháng 11 tới với cuộc gặp cấp ngoại trưởng và các bên sẽ duy trì tiếp xúc thường xuyên./.
Kết thúc cuộc đàm phán kéo dài 5 giờ tại Điện Elysee, các bên đã không ký kết văn kiện nào. Chỉ có Tổng thống nước chủ nhà Hollande và Thủ tướng Đức Merkel tham dự cuộc họp báo chung. Thủ tướng Đức Merkel đánh giá các bên đều có thể hài lòng với kết quả của cuộc đàm phán, những vấn đề cụ thể đã được thảo luận và quan điểm của các bên đã xích lại gần nhau hơn. Theo bà Merkel, vấn đề tiếp theo là các bước đi cụ thể sẽ được thực hiện như thế nào. Thủ tướng Đức cho rằng đã không có bất kỳ điều khoản nào của Thỏa thuận Minsk về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukaine được thực thi đầy đủ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh đã có những kết quả tích cực và Thỏa thuận Minsk vẫn là cơ sở để đạt được hòa bình. Chính vì vậy, bà Merkel để ngỏ khả năng thời hạn của thỏa thuận này có thể sẽ được kéo dài.
Tổng thống Pháp Hollande cũng cho rằng việc thực thi Thỏa thuận Minsk đã có những bước tiến mới giúp tránh những thiệt hại về nhân mạng trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Theo nhà lãnh đạo Pháp, thỏa thuận này không chỉ bao gồm việc rút và kiểm soát vũ khí mà còn bao gồm việc thực thi tiến trình chính trị. Ông Hollande cho biết thêm, tại cuộc đàm phán ở Paris, các bên cũng đề cập tới vấn đề ân xá, nhất trí cần phải tăng số lượng các điểm qua lại dọc đường giới tuyến phân chia, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cứu trợ nhân đạo...Đánh giá về vấn đề bầu cử ở miền Đông Ukraine, ông Hollande cho rằng các cuộc bầu cử ở đây cần phù hợp với Thỏa thuận Minsk. Theo đó, sẽ cần ít nhất 3 tháng để tiến hành công tác chuẩn bị nên các cuộc bầu cử này có thể diễn ra sau ngày 31-12 tới. Bên cạnh đó, Tổng thống Pháp có cùng quan điểm với Thủ tướng Đức khi cho rằng thời hạn thực thi Thỏa thuận Minsk có thể kéo dài sang năm 2016.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã tổ chức cuộc họp báo riêng tại Đại sứ quán Ukraine ở Paris. Ông Poroshenko cho biết tại cuộc đàm phán, các bên đã nhất trí sẽ bắt đầu công tác rà phá mìn tại khu vực Donbass với sự hỗ trợ của Đức và Pháp. Ông Poroshenko cũng kêu gọi Ủy ban Giám sát đặc biệt của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) được tiếp cận tất cả các địa điểm ở Donbass, trong đó có khu vực biên giới với Nga. Tổng thống Ukraine hi vọng cuộc bầu cử do lực lượng đòi độc lập tự tuyên bố sẽ không diễn ra vào ngày 18-10 tới.
Tổng thống Nga Putin không tham dự cuộc họp báo chung sau hội đàm. Tuy nhiên, Thư ký báo chí của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov (Đmi-tri Pê-xcốp) cho biết cuộc gặp thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ Normandy cũng như các cuộc gặp song phương của Tổng thống Putin đã diễn ra rất thiết thực. Ngoài chủ đề Ukraine là trọng tâm trong cuộc gặp thượng đỉnh, Tổng thống Putin còn thảo thuận các vấn đề Syria, thương vụ tàu chiến Mistral trong các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande. Điện Kremlin cho biết đối thoại trong khuôn khổ nhóm Bộ Tứ Normandy sẽ tiếp tục vào tháng 11 tới với cuộc gặp cấp ngoại trưởng và các bên sẽ duy trì tiếp xúc thường xuyên./.
Doanh nhân là thành phần không thể thiếu trong xã hội  (03/10/2015)
Điện mừng Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long  (03/10/2015)
"Bảo đảm an ninh Biển Đông là điều kiện tiên quyết để phát triển"  (03/10/2015)
Hội thảo khoa học: “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”  (03/10/2015)
Hội thảo khoa học: “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam”  (03/10/2015)
Phấn đấu xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định và phát triển bền vững  (03/10/2015)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên