Quốc hội Hy Lạp thông qua gói cải cách để đổi lấy cứu trợ
Cơ quan lập pháp Hy Lạp cũng cho phép Chính phủ trên cơ sở các cải cách này tiến hành đàm phán về một chương trình cứu trợ kinh tế thứ ba trong thời hạn ba năm.
Theo nguồn thạo tin của Hãng Reuters, Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã được Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) ủy quyền đánh giá gói cải cách mà Hy Lạp đưa ra để đưa ra khuyến cáo với Nhóm các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng euro (Eurogroup) tại cuộc họp vào ngày 11-7 ở Brussels (Bỉ).
Các chủ nợ bước đầu đánh giá tích cực về gói đề xuất mới của Chính phủ Hy Lạp, cho rằng gói cải cách đã có rất nhiều “tiến bộ” và đủ để kéo các bên vào bàn thương lượng về chương trình cứu trợ mới trị giá 74 tỷ euro, trong đó ESM đóng góp 58 tỷ euro, 16 tỷ euro còn lại sẽ do IMF cung cấp.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn chỉ đánh giá cơ hội cho Hy Lạp là “50 - 50” do nước đầu tàu trong Eurozone là Đức phản đối ý tưởng tiếp tục “bơm tiền” để giải cứu Athens.
Trong chương trình cải cách mới, Thủ tướng Alexis Tsipras đã nhượng bộ trong phần lớn các nội dung tranh cãi từ trước đến giờ, ví dụ như chấp nhận cải cách lương hưu, tăng tuổi về hưu, tăng thuế nhằm đạt 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cam kết thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất như tập đoàn viễn thông OTE, cảng biển Piraeus và Thessaloniki, cắt giảm chi tiêu quân sự tổng cộng 300 triệu euro từ nay đến hết năm 2016, bãi bỏ miễn 30% thuế cho các hòn đảo giàu có thu hút đông khách du lịch nhất của đất nước.
Trong trường hợp gói cải cách được đánh giá tích cực đưa Hy Lạp cùng với châu Âu đi đến một thỏa thuận cứu trợ thứ ba, dự kiến Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp Liên minh châu Âu (EU) bàn về tương lai Hy Lạp vào ngày 12-7 tới sẽ ra quyết định cuối cùng về cứu trợ cho Hy Lạp, tuy nhiên để có hiệu lực vẫn còn phải chờ được Quốc hội của ít nhất 8 nước thành viên trong Eurozone thông qua./.
SCO thông qua Tuyên bố Ufa và Chiến lược phát triển đến năm 2025  (11/07/2015)
Việt Nam tham gia đối thoại thực hiện công ước về bình đẳng giới  (11/07/2015)
Tổng Bí thư trao đổi về vấn đề ở Biển Đông với Tổng thư ký Liên hợp quốc  (11/07/2015)
Tổng Bí thư thăm gia đình cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton  (11/07/2015)
Đoàn công tác Tạp chí Cộng sản làm việc tại Hungary  (11/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên