Tổng cục Hậu cần đón nhận Huân chương Quân công hạng nhất
22:47, ngày 10-07-2015
Sáng 10-7, tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất và lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành hậu cần quân đội (11-7-1950 – 11-7-2015).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng - An ninh; các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng; các tướng lĩnh, sỹ quan Tổng cục Hậu cần qua các thời kỳ; Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã đến dự buổi lễ.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Diễn văn ôn lại truyền thống 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của ngành hậu cần quân đội do Trung tướng Dương Văn Rã, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần trình bày nêu rõ trước yêu cầu bảo đảm ngày càng lớn cho cuộc kháng chiến, ngày 11-7-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 121/SL thành lập Tổng cục Cung cấp (tiền thân của Tổng cục Hậu cần ngày nay) để thực hiện nhiệm vụ trang bị, cấp dưỡng quân đội và sản xuất quốc phòng.
Sau khi thành lập, Tổng cục Hậu cần đã phối hợp chặt chẽ với các ngành trong và ngoài quân đội, địa phương, làm tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho các chiến dịch; trong đó, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Sau năm 1954, Đảng, Nhà nước, Quân đội đã từng bước xây dựng tổ chức ngành hậu cần ngày càng hoàn chỉnh ở hậu phương miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Hậu cần chiến lược nối liền hậu phương với tiền tuyến, hậu cần quốc gia với nguồn chi viện quốc tế trong đó, sự liên hoàn của hậu cần trung ương, hậu cần địa phương và hậu cần quân đội phát triển ngày càng rộng lớn, chi viện, hỗ trợ lẫn nhau.
Đặc biệt, tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh trên bộ, xuyên dãy Trường Sơn được xây dựng thành hệ thống bảo đảm hậu cần hoàn chỉnh. Công tác bảo đảm hậu cần trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khẳng định sự lớn mạnh của ngành hậu cần quân đội cả về tổ chức lực lượng, khả năng, phương thức bảo đảm.
Sau năm 1975, ngành hậu cần quân đội tập trung chấn chỉnh tổ chức và đã đáp ứng tốt yêu cầu bảo đảm hậu cần cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc; bảo đảm tốt hậu cần cho lực lượng hải quân trụ vững ở Trường Sa, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc...
Bước vào thời kỳ mới, Tổng cục Hậu cần đã chủ động nghiên cứu đổi mới phương thức bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước…
Ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành hậu cần quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 65 năm qua, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Tổng cục Huân chương Sao Vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trao Huân chương Quân công hạng Nhất tặng Tổng cục Hậu cần, phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng những thành tích to lớn, sự trưởng thành vượt bậc và truyền thống vẻ vang của ngành hậu cần quân đội trong suốt 65 năm qua.
Chủ tịch nước nhấn mạnh qua 65 năm xây dựng, trưởng thành, phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, ngành hậu cần đã xây dựng nên truyền thống “Tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, hết lòng phục vụ bộ đội; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sống trong sáng lành mạnh; không ngừng rèn luyện, học tập, nắm vững nghiệp vụ, làm chủ khoa học, kỹ thuật; gắn bó với nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong công tác hậu cần".
Chủ tịch nước căn dặn ngày nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến khó lường; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông còn nhiều diễn biến phức tạp cùng với tình hình các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra nhiều vấn đề lớn, cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là cho quân đội - lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh đó, vai trò, trách nhiệm của công tác hậu cần quân đội là hết sức nặng nề. Để làm tròn nhiệm vụ trong thời gian tới, ngành hậu cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện của Đảng đối với công tác hậu cần quân đội. Xây dựng các tổ chức Đảng trong toàn ngành hậu cần thực sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Xây dựng các đơn vị hậu cần toàn quân vững mạnh toàn diện; thực hiện tốt phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; đáp ứng đầy đủ, kịp thời hậu cần cho các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đội.
Cán bộ, chiến sỹ bộ đội hậu cần phải luôn rèn luyện, phấn đấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí chiến đấu, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học công nghệ cao; có phẩm chất đạo đức cần kiệm, liêm chính, hết lòng phục vụ bộ đội, phục vụ nhân dân, giữ gìn, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước yêu cầu ngành hậu cần quân đội cần làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng xây dựng chiến lược và kế hoạch bảo đảm hậu cần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; các phương án bảo đảm hậu cần cho từng cấp, từng quân, binh chủng và từng địa bàn, khu vực phòng thủ.
Ngành hậu cần quân đội phải quán triệt quan điểm hậu cần nhân dân, gắn công tác bảo đảm hậu cần quân đội với kế hoạch phát triển kinh tế đất nước, kinh tế từng địa phương, từng khu vực phòng thủ; gắn bó với nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hậu cần nhân dân phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu Tổng cục Hậu cần phải kiện toàn tổ chức hậu cần các cấp trong toàn quân theo hướng tinh gọn, hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội có sức mạnh tổng hợp, sức chiến đấu cao, sẵn sàng đánh thắng kẻ thù trong chiến tranh hiện đại; gìn giữ tốt, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao các nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, vũ khí, trang thiết bị mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho; không được để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đặc biệt, ngành hậu cần quân đội phải thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy: “Lương thực, vũ khí là mồ hôi, nước mắt của đồng bào, xương máu của bộ đội. Vì vậy phải quý trọng nó, phải tiết kiệm, ngăn nắp, sử dụng phải hợp lý”, “xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu” đồng thời, tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng ngành hậu cần chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại./.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Diễn văn ôn lại truyền thống 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của ngành hậu cần quân đội do Trung tướng Dương Văn Rã, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần trình bày nêu rõ trước yêu cầu bảo đảm ngày càng lớn cho cuộc kháng chiến, ngày 11-7-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 121/SL thành lập Tổng cục Cung cấp (tiền thân của Tổng cục Hậu cần ngày nay) để thực hiện nhiệm vụ trang bị, cấp dưỡng quân đội và sản xuất quốc phòng.
Sau khi thành lập, Tổng cục Hậu cần đã phối hợp chặt chẽ với các ngành trong và ngoài quân đội, địa phương, làm tốt nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho các chiến dịch; trong đó, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Sau năm 1954, Đảng, Nhà nước, Quân đội đã từng bước xây dựng tổ chức ngành hậu cần ngày càng hoàn chỉnh ở hậu phương miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Hậu cần chiến lược nối liền hậu phương với tiền tuyến, hậu cần quốc gia với nguồn chi viện quốc tế trong đó, sự liên hoàn của hậu cần trung ương, hậu cần địa phương và hậu cần quân đội phát triển ngày càng rộng lớn, chi viện, hỗ trợ lẫn nhau.
Đặc biệt, tuyến chi viện chiến lược đường Hồ Chí Minh trên bộ, xuyên dãy Trường Sơn được xây dựng thành hệ thống bảo đảm hậu cần hoàn chỉnh. Công tác bảo đảm hậu cần trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã khẳng định sự lớn mạnh của ngành hậu cần quân đội cả về tổ chức lực lượng, khả năng, phương thức bảo đảm.
Sau năm 1975, ngành hậu cần quân đội tập trung chấn chỉnh tổ chức và đã đáp ứng tốt yêu cầu bảo đảm hậu cần cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc; bảo đảm tốt hậu cần cho lực lượng hải quân trụ vững ở Trường Sa, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc...
Bước vào thời kỳ mới, Tổng cục Hậu cần đã chủ động nghiên cứu đổi mới phương thức bảo đảm vật chất hậu cần phù hợp với việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế của Nhà nước…
Ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành hậu cần quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 65 năm qua, Đảng, Nhà nước đã trao tặng Tổng cục Huân chương Sao Vàng, hai Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trao Huân chương Quân công hạng Nhất tặng Tổng cục Hậu cần, phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng những thành tích to lớn, sự trưởng thành vượt bậc và truyền thống vẻ vang của ngành hậu cần quân đội trong suốt 65 năm qua.
Chủ tịch nước nhấn mạnh qua 65 năm xây dựng, trưởng thành, phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, ngành hậu cần đã xây dựng nên truyền thống “Tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, hết lòng phục vụ bộ đội; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sống trong sáng lành mạnh; không ngừng rèn luyện, học tập, nắm vững nghiệp vụ, làm chủ khoa học, kỹ thuật; gắn bó với nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong công tác hậu cần".
Chủ tịch nước căn dặn ngày nay, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến khó lường; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông còn nhiều diễn biến phức tạp cùng với tình hình các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra nhiều vấn đề lớn, cấp bách cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là cho quân đội - lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh đó, vai trò, trách nhiệm của công tác hậu cần quân đội là hết sức nặng nề. Để làm tròn nhiệm vụ trong thời gian tới, ngành hậu cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, quân sự của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ, toàn diện của Đảng đối với công tác hậu cần quân đội. Xây dựng các tổ chức Đảng trong toàn ngành hậu cần thực sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Xây dựng các đơn vị hậu cần toàn quân vững mạnh toàn diện; thực hiện tốt phong trào thi đua “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”; đáp ứng đầy đủ, kịp thời hậu cần cho các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng quân đội.
Cán bộ, chiến sỹ bộ đội hậu cần phải luôn rèn luyện, phấn đấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí chiến đấu, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học công nghệ cao; có phẩm chất đạo đức cần kiệm, liêm chính, hết lòng phục vụ bộ đội, phục vụ nhân dân, giữ gìn, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước yêu cầu ngành hậu cần quân đội cần làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng xây dựng chiến lược và kế hoạch bảo đảm hậu cần trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; các phương án bảo đảm hậu cần cho từng cấp, từng quân, binh chủng và từng địa bàn, khu vực phòng thủ.
Ngành hậu cần quân đội phải quán triệt quan điểm hậu cần nhân dân, gắn công tác bảo đảm hậu cần quân đội với kế hoạch phát triển kinh tế đất nước, kinh tế từng địa phương, từng khu vực phòng thủ; gắn bó với nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hậu cần nhân dân phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu Tổng cục Hậu cần phải kiện toàn tổ chức hậu cần các cấp trong toàn quân theo hướng tinh gọn, hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội có sức mạnh tổng hợp, sức chiến đấu cao, sẵn sàng đánh thắng kẻ thù trong chiến tranh hiện đại; gìn giữ tốt, quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao các nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, vũ khí, trang thiết bị mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho; không được để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đặc biệt, ngành hậu cần quân đội phải thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy: “Lương thực, vũ khí là mồ hôi, nước mắt của đồng bào, xương máu của bộ đội. Vì vậy phải quý trọng nó, phải tiết kiệm, ngăn nắp, sử dụng phải hợp lý”, “xe, xăng là mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu” đồng thời, tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng ngành hậu cần chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại./.
Làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương  (10/07/2015)
Tổng Bí thư chứng kiến lễ ký 4 Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới  (10/07/2015)
Công bố kết quả kiểm toán năm 2014 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2013  (10/07/2015)
Lễ Mít tinh, cổ động, diễu hành hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11-7-2015  (10/07/2015)
Mở rộng hệ thống bệnh viện vệ tinh để chăm sóc sức khỏe người bệnh ngày càng tốt hơn  (10/07/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh công tác dân vận trong tình hình mới  (10/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên