Thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 và một số vấn đề đặt ra
Những kết quả đạt được trong thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 thể hiện dưới góc độ xây dựng pháp luật thanh tra và thực tiễn hoạt động thanh tra thời gian qua.
Từ khi Luật Thanh tra năm 2010 ban hành, có hiệu lực ngày 01-7-2011, Chính phủ và các bộ đã triển khai ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dưới luật về công tác thanh tra là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động thanh tra trên phạm vi cả nước, bao quát các ngành, lĩnh vực; đồng thời, thống nhất trong quản lý hoạt động thanh tra.
Sự hoàn thiện của pháp luật thanh tra đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra đạt được những kết quả quan trọng. Theo số liệu thống kê của ngành Thanh tra, từ năm 2011-2013, toàn ngành Thanh tra đã tiến hành 27.000 cuộc thanh tra hành chính, 4.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện trên 100.000 tỷ đồng vi phạm (riêng năm 2013 đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính; 197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm 326.552 tỷ đồng, 4.520 ha đất có dấu hiệu vi phạm, trong đó, kiến nghị thu hồi 25.225 tỷ đồng, 3.653 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.095 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc với 75 người(1).
Năm 2014, toàn ngành đã triển khai 7.072 cuộc thanh tra hành chính và 233.811 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 51.583 tỷ đồng, 1.682,6 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỷ đồng, 1.355,9 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.280,5 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 2.073 tập thể, 15.449 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 55 vụ việc.
Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước đã tiếp 392.655 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (tăng 3,2% so với năm 2013), với 4.876 đoàn đông người (tăng 8,8% so với năm 2013). Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tiếp 423 lượt công dân đến trình bày 16 vụ việc, trong đó có 05 đoàn đông người. Theo báo cáo, có lãnh đạo 12 bộ, ngành và 61 tỉnh, thành phố đã trực tiếp tiếp công dân theo đúng quy định pháp luật với 87.084 lượt người, 1.363 lượt đoàn đông người. Bên cạnh đó, các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận 234.972 đơn thư, trong đó có 93.704 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 36.750/42.783 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt tỷ lệ trên 85,9%.
Các ngành, các cấp đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó đã tổ chức 43.910 lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho 1.821.196 lượt người, phát hành 213.947 cuốn sách, tài liệu về phòng, chống tham nhũng; gắn tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng với quán triệt việc thi hành Hiến pháp năm 2013, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Những kết quả đạt được qua hoạt động thanh tra góp phần tăng cường pháp chế, trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động thanh tra thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, như:
- Một số cuộc thanh tra kéo dài thời gian kết luận, chưa đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, gây bức xúc trong nhân dân.
- Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản (kể cả đất đai) theo kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra tuy có chuyển biến so với các năm trước đây nhưng nhìn chung chưa cao.
- Cơ cấu tổ chức của các cơ quan được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành và thanh tra địa phương (Thanh tra Nhà nước tỉnh, Thanh tra Nhà nước huyện) có nơi chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, thống nhất.
- Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thanh tra chỉ có quyền chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý. Tuy nhiên, tỷ lệ khởi tố các vụ, việc này còn rất thấp…
Những hạn chế nêu trên của hoạt động thanh tra do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách quan, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn những hạn chế, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể như:
- Cơ quan thanh tra còn phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp nên gặp khó khăn trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra một cách tập trung, thống nhất.
- Cơ quan thanh tra chỉ có quyền kiến nghị, đề xuất mà không có thẩm quyền quyết định xử lý. Quyết định xử lý thuộc về người đứng đầu cơ quan hành chính cùng cấp trong khi chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh để buộc thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với cơ quan thanh tra chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc ra các quyết định thanh tra, chỉ đạo thanh tra, xử lý kịp thời, đúng đắn các kết luận, kiến nghị đã thể hiện trong báo cáo thanh tra.
- Trong quá trình thanh tra, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hình sự cơ quan thanh tra chuyển cho cơ quan điều tra xử lý mà không có quyền khởi tố…
Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, trước hết cần công khai, minh bạch hoạt động thanh tra; nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị của thanh tra; tăng cường giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra. Giải pháp quan trọng, có tính chất căn cơ là cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Thanh tra 2010 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thanh tra, tập trung vào các nội dung sau:
- Cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp với cơ quan thanh tra trong việc phê duyệt chương trình thanh tra, ra quyết định thanh tra, kết luận kiến nghị thanh tra cũng như việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị ấy, đồng thời tôn trọng, bảo đảm cho cơ quan thanh tra hoạt động đúng pháp luật thanh tra.
- Nghiên cứu thay đổi quy định về tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan thanh tra theo hướng có tính độc lập cao hơn như quy định trong Luật Thanh tra 2010 để tránh việc cơ quan thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.
- Quy định cụ thể hơn nữa về đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra do thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra cũng như đối tượng, nội dung do thanh tra hành chính tiến hành thanh tra kinh tế - xã hội và thanh tra việc chấp hành pháp luật để tránh chồng chéo hoặc bỏ lọt các vi phạm không thanh tra.
- Quy định Thanh tra Nhà nước được khởi tố và điều tra ban đầu khi phát hiện các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền được thanh tra (như quy định bộ đội biên phòng, cơ quan thuế vụ, quản lý thị trường hiện nay được khởi tố và điều tra bước đầu về các vi phạm pháp luật)./.
------------------------------------------------------
Chú thích:
(1) “Chủ tịch Quốc hội làm việc với Thanh tra Chính phủ” (Nguồn: https://www.kinhtetrunguong.vn ngày 01-4-2014).
Toàn văn Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ  (08/07/2015)
Tổng Bí thư hội đàm chính thức với Tổng thống Barack Obama  (08/07/2015)
Tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào  (07/07/2015)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Sẽ phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”  (07/07/2015)
Phấn đấu đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại  (07/07/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ  (07/07/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên