Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
08:11, ngày 02-06-2015
TCCSĐT - Đó là nội dung chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, được ký kết vào chiều 01-6-2015, tại Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Xuân Phúc cùng các Ủy viên Trung ương Đảng: Giàng Seo Phử, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, chủ trì Lễ ký kết.
Chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được ký kết lần này nhằm mục đích: nâng cao nhận thức, ý thức và hiểu biết của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa về an toàn giao thông và Luật Giao thông đường bộ; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cơ quan công tác Dân tộc và Ban An toàn giao thông các cấp, tăng cường tính thống nhất, đồng bộ, tạo thêm nguồn lực trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần thực hiện kỷ cương trật tự giao thông, hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc đóng góp xây dựng và phát triển hệ thống giao thông an toàn, tham gia các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cả nước.
Về nội dung phối hợp tuyên truyền, vận động, hai Ủy ban thống nhất:
Một là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông.
Hai là, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để thu hút nhiều người quan tâm. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện hình thức trực quan, sinh động, để người dân dễ hiểu hơn; nêu gương người tốt và phê phán hành vi chưa tốt; áp dụng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng vùng.
Ba là, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cho cán bộ làm công tác dân tộc và công tác quản lý an toàn giao thông tại địa phương.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ việc phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông với các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội...
Năm là, tuyên truyền, cảnh báo các nguyên nhân gây tai nạn giao thông, những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với toàn xã hội; tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ, chiến dịch an toàn giao thông định kỳ hằng tháng, hằng năm.
Sáu là, chủ động phối hợp xây dựng các dự án cầu, đường qua sông, suối để giải quyết vấn đề giao thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng An toàn khu, vùng đặc biệt khó khăn.
Bảy là, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc tham gia hưởng ứng ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông, hiến đất, góp công, góp của để duy tu, bảo dưỡng, xây mới cầu, đường giao thông, góp phần cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn vùng dân tộc, miền núi.
Phát biểu tại Lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Cần phải đổi mới cách tuyên truyền, đi vào đúng đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền để đồng bào có thể "mắt thấy, tai nghe" một cách trực diện, trong đó, dựa chủ yếu vào lực lượng già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đem lại hiệu quả thiết thực nhất.
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cần phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông cho các tỉnh, thành trong cả nước./.
Chương trình phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được ký kết lần này nhằm mục đích: nâng cao nhận thức, ý thức và hiểu biết của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa về an toàn giao thông và Luật Giao thông đường bộ; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cơ quan công tác Dân tộc và Ban An toàn giao thông các cấp, tăng cường tính thống nhất, đồng bộ, tạo thêm nguồn lực trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần thực hiện kỷ cương trật tự giao thông, hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc đóng góp xây dựng và phát triển hệ thống giao thông an toàn, tham gia các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cả nước.
Về nội dung phối hợp tuyên truyền, vận động, hai Ủy ban thống nhất:
Một là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông.
Hai là, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để thu hút nhiều người quan tâm. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện hình thức trực quan, sinh động, để người dân dễ hiểu hơn; nêu gương người tốt và phê phán hành vi chưa tốt; áp dụng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng vùng.
Ba là, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cho cán bộ làm công tác dân tộc và công tác quản lý an toàn giao thông tại địa phương.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ việc phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông với các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội...
Năm là, tuyên truyền, cảnh báo các nguyên nhân gây tai nạn giao thông, những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với toàn xã hội; tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ, chiến dịch an toàn giao thông định kỳ hằng tháng, hằng năm.
Sáu là, chủ động phối hợp xây dựng các dự án cầu, đường qua sông, suối để giải quyết vấn đề giao thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng An toàn khu, vùng đặc biệt khó khăn.
Bảy là, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc tham gia hưởng ứng ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông, hiến đất, góp công, góp của để duy tu, bảo dưỡng, xây mới cầu, đường giao thông, góp phần cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn vùng dân tộc, miền núi.
Phát biểu tại Lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Cần phải đổi mới cách tuyên truyền, đi vào đúng đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền để đồng bào có thể "mắt thấy, tai nghe" một cách trực diện, trong đó, dựa chủ yếu vào lực lượng già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đem lại hiệu quả thiết thực nhất.
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cần phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông cho các tỉnh, thành trong cả nước./.
Truyền thông châu Âu đánh giá cao FTA giữa Việt Nam và EAEU  (02/06/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ  (01/06/2015)
Thống nhất giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương  (01/06/2015)
Những biến đổi và thách thức đối với nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (01/06/2015)
Những biến đổi và thách thức đối với nông dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (01/06/2015)
Xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ - Tự hào lớn lên cùng đất nước  (01/06/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên