Việt Nam luôn ưu tiên cao cho công tác phòng, chống ma túy
23:49, ngày 21-05-2015
Chiều 21-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp các Trưởng đoàn đại biểu cấp cao 5 nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), do ông Jeremy Douglas, Trưởng đại diện khu vực của UNODC dẫn đầu.
Các đại biểu này đang tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ thỏa thuận về hợp tác phòng, chống ma túy tiểu vùng sông Mekong tại Hà Nội.
Hoan nghênh Đoàn đại biểu cấp cao 5 nước tiểu vùng sông Mekong và UNODC tham dự Hội nghị cấp cao tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các thỏa thuận mà Hội nghị đã đạt được, trong đó có việc thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ chín.
Thủ tướng cho rằng cơ chế hợp tác tiểu vùng đã phát huy vai trò chủ động, tích cực trong xây dựng, hoạch định chính sách, đề ra các sáng kiến và hoạt động hợp tác chung về phòng, chống ma túy; đồng thời khẳng định Việt Nam cam kết triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động tiểu vùng đã được thông qua.
Thủ tướng cũng khẳng định bằng nỗ lực của mình, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên cao cho công tác phòng, chống ma túy; phối hợp chặt chẽ với Liên hợp quốc, các quốc gia và các nước trong tiểu vùng, cả cấp độ đa phương và song phương để đấu tranh, ngăn chặn hiểm họa mang tính toàn cầu này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò và sự hỗ trợ của UNODC đối với các nước trong tiểu vùng và đề nghị UNODC tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam và các nước trong khu vực trong công tác phòng, chống ma túy, phấn đấu xây dựng một khu vực không có ma túy.
Thay mặt đoàn, ông Jeremy Douglas, Trưởng đại diện khu vực của UNODC đánh giá cao vai trò và cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến phòng, chống ma túy toàn cầu và khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Ông cũng cho rằng sự hợp tác giữa các nước chính là sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cam kết toàn cầu của Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon trong cuộc chiến với tội phạm và ma túy - một thách thức toàn cầu nổi bật hiện nay.
Đánh giá cao Hội nghị lần này đã đạt thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung cũng như hoan nghênh ASEAN đã có cơ chế hợp tác chung phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, ông Jeremy Douglas khẳng định Liên hợp quốc và UNODC sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực cũng như cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các quốc gia tiểu vùng để phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và phòng, chống ma túy.
Trước đó cùng ngày, Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước thành viên Bản Thỏa thuận về hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mekong năm 1993 đã được tổ chức tại Hà Nội.
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Trưởng đại diện Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Jeremy Douglas đã dự Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Trần Đại Quang chào mừng các vị Trưởng đoàn cùng toàn thể các đại biểu tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước thành viên tiểu vùng sông Mekong về hợp tác phòng, chống ma túy; nêu rõ, thời gian qua, mặc dù Chính phủ các nước thành viên cùng với Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc đã có rất nhiều nỗ lực song tình hình gieo trồng cây thuốc phiện đang gia tăng trở lại ở mức độ đáng lo ngại.
Khu vực tiểu vùng sông Mekong đang chịu tác động trực tiếp và gay gắt của xu hướng gia tăng hoạt động sản xuất ma túy, ma túy tổng hợp, đặc biệt là methamphetamine dạng viên và dạng đá. Bên cạnh đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thậm chí sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng.
Những diễn biến phức tạp này đang tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự cho các nước trong khu vực, thách thức lộ trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đòi hỏi một cách tiếp cận mới, toàn diện và linh hoạt hơn cho hợp tác tiểu vùng về phòng, chống ma túy.
Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định Bản ghi nhớ về phòng, chống ma túy ra đời năm 1993 với sự tham gia của 6 quốc gia Tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam để đối phó với mối đe dọa từ hoạt động sản xuất, mua bán và sử dụng trái phép ma túy đang tiếp tục phát huy hiệu quả.
Từ đó đến nay, sau hơn hai thập niên triển khai thực hiện, hợp tác phòng, chống ma túy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các nước thành viên, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…
Cơ chế hợp tác này, cùng với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên Hợp quốc về tội phạm và ma túy đang được chứng minh là một mô hình hợp tác hiệu quả, đúng đắn, giúp ngăn chặn, kiềm chế tốc độ gia tăng và hạn chế thấp nhất hậu quả cho xã hội của tệ nạn ma túy.
Bộ trưởng Trần Đại Quang đề xuất thời gian tới, các quốc gia liên quan cần xây dựng các chính sách, chiến lược kiểm soát ma túy của quốc gia và tiểu vùng; tăng cường hơn nữa tính tự chủ, trực tiếp tham gia đóng góp và chia sẻ trách nhiệm huy động các nguồn lực cho các sáng kiến phòng, chống ma túy của khu vực nhằm duy trì và thúc đẩy hiệu quả cơ chế hợp tác tiểu vùng.
Các chương trình, hoạt động hợp tác cần được xây dựng, thiết kế đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với tình hình của khu vực và khả năng nguồn lực; đồng thời gắn kết các hoạt động tiểu vùng với các nỗ lực chung của ASEAN và các khu vực khác; khuyến khích các hoạt động hợp tác song phương giữa các quốc gia thành viên.
Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước thành viên tiểu vùng sông Mekong năm 2015 thực sự là một diễn đàn có chất lượng thúc đẩy hợp tác, trao đổi thông tin, tình hình, chia sẻ kinh nghiệm và kết quả công tác phòng, chống ma túy ở mỗi nước; thảo luận thống nhất xây dựng những giải pháp chiến lược trong công tác phòng, chống ma túy và nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp đa phương cũng như song phương ở tiểu vùng theo tinh thần của Phụ lục sửa đổi lần thứ 2 Thư thỏa thuận hợp tác và triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 9.
“Việt Nam luôn sát cánh cùng các thành viên về hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mekong thực hiện nghiêm túc những cam kết và thỏa thuận đã đạt được; nỗ lực phấn đấu cho các mục tiêu chung của khu vực, vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng và xây dựng một khu vực không có ma túy” - Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Tại hội nghị, đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc trình bày báo cáo tình hình ma túy khu vực và tiến độ triển khai Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 8; thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 9, Dự án hỗ trợ quan hệ đối tác các nước thành viên; Ký kết Bản sửa đổi lần thứ 2 Thỏa thuận hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mekong./.
Hoan nghênh Đoàn đại biểu cấp cao 5 nước tiểu vùng sông Mekong và UNODC tham dự Hội nghị cấp cao tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các thỏa thuận mà Hội nghị đã đạt được, trong đó có việc thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ chín.
Thủ tướng cho rằng cơ chế hợp tác tiểu vùng đã phát huy vai trò chủ động, tích cực trong xây dựng, hoạch định chính sách, đề ra các sáng kiến và hoạt động hợp tác chung về phòng, chống ma túy; đồng thời khẳng định Việt Nam cam kết triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động tiểu vùng đã được thông qua.
Thủ tướng cũng khẳng định bằng nỗ lực của mình, Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên cao cho công tác phòng, chống ma túy; phối hợp chặt chẽ với Liên hợp quốc, các quốc gia và các nước trong tiểu vùng, cả cấp độ đa phương và song phương để đấu tranh, ngăn chặn hiểm họa mang tính toàn cầu này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò và sự hỗ trợ của UNODC đối với các nước trong tiểu vùng và đề nghị UNODC tiếp tục hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam và các nước trong khu vực trong công tác phòng, chống ma túy, phấn đấu xây dựng một khu vực không có ma túy.
Thay mặt đoàn, ông Jeremy Douglas, Trưởng đại diện khu vực của UNODC đánh giá cao vai trò và cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến phòng, chống ma túy toàn cầu và khu vực tiểu vùng sông Mekong.
Ông cũng cho rằng sự hợp tác giữa các nước chính là sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cam kết toàn cầu của Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon trong cuộc chiến với tội phạm và ma túy - một thách thức toàn cầu nổi bật hiện nay.
Đánh giá cao Hội nghị lần này đã đạt thỏa thuận về Kế hoạch hành động chung cũng như hoan nghênh ASEAN đã có cơ chế hợp tác chung phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, ông Jeremy Douglas khẳng định Liên hợp quốc và UNODC sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực cũng như cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các quốc gia tiểu vùng để phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và phòng, chống ma túy.
Trước đó cùng ngày, Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước thành viên Bản Thỏa thuận về hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mekong năm 1993 đã được tổ chức tại Hà Nội.
Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Trưởng đại diện Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Jeremy Douglas đã dự Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam, Bộ trưởng Trần Đại Quang chào mừng các vị Trưởng đoàn cùng toàn thể các đại biểu tham dự Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước thành viên tiểu vùng sông Mekong về hợp tác phòng, chống ma túy; nêu rõ, thời gian qua, mặc dù Chính phủ các nước thành viên cùng với Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc đã có rất nhiều nỗ lực song tình hình gieo trồng cây thuốc phiện đang gia tăng trở lại ở mức độ đáng lo ngại.
Khu vực tiểu vùng sông Mekong đang chịu tác động trực tiếp và gay gắt của xu hướng gia tăng hoạt động sản xuất ma túy, ma túy tổng hợp, đặc biệt là methamphetamine dạng viên và dạng đá. Bên cạnh đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia hoạt động với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thậm chí sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng.
Những diễn biến phức tạp này đang tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự cho các nước trong khu vực, thách thức lộ trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, đòi hỏi một cách tiếp cận mới, toàn diện và linh hoạt hơn cho hợp tác tiểu vùng về phòng, chống ma túy.
Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định Bản ghi nhớ về phòng, chống ma túy ra đời năm 1993 với sự tham gia của 6 quốc gia Tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam để đối phó với mối đe dọa từ hoạt động sản xuất, mua bán và sử dụng trái phép ma túy đang tiếp tục phát huy hiệu quả.
Từ đó đến nay, sau hơn hai thập niên triển khai thực hiện, hợp tác phòng, chống ma túy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các nước thành viên, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…
Cơ chế hợp tác này, cùng với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên Hợp quốc về tội phạm và ma túy đang được chứng minh là một mô hình hợp tác hiệu quả, đúng đắn, giúp ngăn chặn, kiềm chế tốc độ gia tăng và hạn chế thấp nhất hậu quả cho xã hội của tệ nạn ma túy.
Bộ trưởng Trần Đại Quang đề xuất thời gian tới, các quốc gia liên quan cần xây dựng các chính sách, chiến lược kiểm soát ma túy của quốc gia và tiểu vùng; tăng cường hơn nữa tính tự chủ, trực tiếp tham gia đóng góp và chia sẻ trách nhiệm huy động các nguồn lực cho các sáng kiến phòng, chống ma túy của khu vực nhằm duy trì và thúc đẩy hiệu quả cơ chế hợp tác tiểu vùng.
Các chương trình, hoạt động hợp tác cần được xây dựng, thiết kế đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với tình hình của khu vực và khả năng nguồn lực; đồng thời gắn kết các hoạt động tiểu vùng với các nỗ lực chung của ASEAN và các khu vực khác; khuyến khích các hoạt động hợp tác song phương giữa các quốc gia thành viên.
Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước thành viên tiểu vùng sông Mekong năm 2015 thực sự là một diễn đàn có chất lượng thúc đẩy hợp tác, trao đổi thông tin, tình hình, chia sẻ kinh nghiệm và kết quả công tác phòng, chống ma túy ở mỗi nước; thảo luận thống nhất xây dựng những giải pháp chiến lược trong công tác phòng, chống ma túy và nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp đa phương cũng như song phương ở tiểu vùng theo tinh thần của Phụ lục sửa đổi lần thứ 2 Thư thỏa thuận hợp tác và triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 9.
“Việt Nam luôn sát cánh cùng các thành viên về hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mekong thực hiện nghiêm túc những cam kết và thỏa thuận đã đạt được; nỗ lực phấn đấu cho các mục tiêu chung của khu vực, vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng và xây dựng một khu vực không có ma túy” - Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Tại hội nghị, đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc trình bày báo cáo tình hình ma túy khu vực và tiến độ triển khai Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 8; thông qua Kế hoạch hành động tiểu vùng lần thứ 9, Dự án hỗ trợ quan hệ đối tác các nước thành viên; Ký kết Bản sửa đổi lần thứ 2 Thỏa thuận hợp tác phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mekong./.
Việt Nam - Liên hợp quốc tăng cường quan hệ và hợp tác nhiều mặt  (21/05/2015)
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chống buôn lậu thuốc lá  (21/05/2015)
Cộng đồng người Việt tại nhiều nước kỷ niệm ngày sinh nhật Bác  (21/05/2015)
Cộng đồng người Việt tại nhiều nước kỷ niệm ngày sinh nhật Bác  (21/05/2015)
Việt Nam tham dự Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 21  (21/05/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển