Việt Nam tham dự Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 21
23:28, ngày 21-05-2015
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 21-5, Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 21 với chủ đề “Châu Á sau năm 2015: Vì hòa bình và thịnh vượng lâu dài” do Tập đoàn truyền thông Nikkei và Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tổ chức, đã khai mạc.
Tham dự hội nghị có Tổng Thư ký Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh, cùng lãnh đạo cấp cao nhiều nước châu Á. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dẫn đầu đã tham dự hội nghị.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Naotoshi Okada - Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Nikkei, nhấn mạnh mục đích của hội nghị là trao đổi những phương hướng nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phồn vinh cho khu vực châu Á.
Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh Hội nghị tương lai châu Á là một diễn đàn uy tín, là dịp để chia sẻ, thảo luận một cách sâu sắc, toàn diện về các chính sách phát triển và thúc đẩy hợp tác vì một châu Á hòa bình, thịnh vượng.
Phó Thủ tướng cũng đã đề cập tới một số xu thế lớn ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của châu Á, đồng thời nêu rõ vai trò của Cộng đồng ASEAN, trong đó có Việt Nam đối với sự phát triển của khu vực và thế giới.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng Nhật Bản là một cường quốc kinh tế, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản là đối tác hàng đầu và có những đóng góp quan trọng vào nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Phó Thủ tướng hoan nghênh việc Nhật Bản thắt chặt hơn nữa hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á thông qua các cơ chế hợp tác ASEAN - Nhật Bản, ASEAN và 3 đối tác Đông Á (ASEAN+3), Mekong - Nhật Bản và các cơ chế khác như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM mở rộng (ADMM+), Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF)… góp phần xây dựng lòng tin, mở rộng hợp tác phát triển toàn diện, ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Phó Thủ tướng tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ ASEAN - Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng vì lợi ích của hai bên, vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh rằng đối với Việt Nam, Nhật Bản luôn có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhà đầu tư và đối tác thương mại hàng đầu. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trở thành Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á đã tạo khuôn khổ và điều kiện để đưa quan hệ song phương sang một giai đoạn phát triển mới thực chất và hiệu quả hơn, đáp ứng lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Quan hệ này thể hiện sự tin cậy sâu sắc giữa hai nước, gắn kết hai nền kinh tế cũng như cam kết của hai nước đối với hòa bình, hợp tác, phát triển chung của khu vực và trên thế giới.
Sau bài phát biểu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã cởi mở và thẳng thắn trả lời một số câu hỏi của một số đại biểu liên quan tới Việt Nam.
Trước đó, Bộ trưởng Danh dự cấp cao Singapore Goh Chok Tong (Gô Chốc Tông) đã có bài phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một khu vực hòa bình và thịnh vượng. Ông Goh Chok Tong cho rằng châu Á hiện là điểm sáng của kinh tế toàn cầu và thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á. Tổng sản phẩm quốc nội của châu Á chỉ đạt bình quân 8.000 USD/người và đây là bài toán cho các nước châu Á.
Phần lớn các quốc gia châu Á đang hòa bình, nhưng có những rào cản nhất định về lòng tin do lịch sử. Mỗi nước có những giấc mơ riêng, như Trung Quốc hay Ấn Độ, Malaysia nhưng các nước cần có chiến lược chung và điều quan trọng là cần phải học hỏi những kinh nghiệm của nhau.
Ông Goh Chok Tong cũng chỉ ra những mâu thuẫn trong khu vực, bao gồm cả vấn đề chủ quyền lãnh thổ, các nước cần phải giải quyết bằng những nỗ lực riêng, nhưng phải tuân thủ Luật pháp quốc tế, hướng tới những giá trị chung, vì hòa bình, ổn định và sự phồn vinh./.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Naotoshi Okada - Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Nikkei, nhấn mạnh mục đích của hội nghị là trao đổi những phương hướng nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phồn vinh cho khu vực châu Á.
Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh Hội nghị tương lai châu Á là một diễn đàn uy tín, là dịp để chia sẻ, thảo luận một cách sâu sắc, toàn diện về các chính sách phát triển và thúc đẩy hợp tác vì một châu Á hòa bình, thịnh vượng.
Phó Thủ tướng cũng đã đề cập tới một số xu thế lớn ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của châu Á, đồng thời nêu rõ vai trò của Cộng đồng ASEAN, trong đó có Việt Nam đối với sự phát triển của khu vực và thế giới.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng Nhật Bản là một cường quốc kinh tế, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản là đối tác hàng đầu và có những đóng góp quan trọng vào nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Phó Thủ tướng hoan nghênh việc Nhật Bản thắt chặt hơn nữa hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á thông qua các cơ chế hợp tác ASEAN - Nhật Bản, ASEAN và 3 đối tác Đông Á (ASEAN+3), Mekong - Nhật Bản và các cơ chế khác như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM mở rộng (ADMM+), Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF)… góp phần xây dựng lòng tin, mở rộng hợp tác phát triển toàn diện, ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Phó Thủ tướng tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ ASEAN - Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng vì lợi ích của hai bên, vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh rằng đối với Việt Nam, Nhật Bản luôn có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhà đầu tư và đối tác thương mại hàng đầu. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trở thành Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á đã tạo khuôn khổ và điều kiện để đưa quan hệ song phương sang một giai đoạn phát triển mới thực chất và hiệu quả hơn, đáp ứng lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Quan hệ này thể hiện sự tin cậy sâu sắc giữa hai nước, gắn kết hai nền kinh tế cũng như cam kết của hai nước đối với hòa bình, hợp tác, phát triển chung của khu vực và trên thế giới.
Sau bài phát biểu, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã cởi mở và thẳng thắn trả lời một số câu hỏi của một số đại biểu liên quan tới Việt Nam.
Trước đó, Bộ trưởng Danh dự cấp cao Singapore Goh Chok Tong (Gô Chốc Tông) đã có bài phát biểu tại hội nghị, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một khu vực hòa bình và thịnh vượng. Ông Goh Chok Tong cho rằng châu Á hiện là điểm sáng của kinh tế toàn cầu và thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á. Tổng sản phẩm quốc nội của châu Á chỉ đạt bình quân 8.000 USD/người và đây là bài toán cho các nước châu Á.
Phần lớn các quốc gia châu Á đang hòa bình, nhưng có những rào cản nhất định về lòng tin do lịch sử. Mỗi nước có những giấc mơ riêng, như Trung Quốc hay Ấn Độ, Malaysia nhưng các nước cần có chiến lược chung và điều quan trọng là cần phải học hỏi những kinh nghiệm của nhau.
Ông Goh Chok Tong cũng chỉ ra những mâu thuẫn trong khu vực, bao gồm cả vấn đề chủ quyền lãnh thổ, các nước cần phải giải quyết bằng những nỗ lực riêng, nhưng phải tuân thủ Luật pháp quốc tế, hướng tới những giá trị chung, vì hòa bình, ổn định và sự phồn vinh./.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh - dưới góc độ tiếp cận mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (21/05/2015)
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh - dưới góc độ tiếp cận mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (21/05/2015)
Việt Nam theo dõi sát hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981  (21/05/2015)
Học giả ở Argentina, Bỉ phản bác đường chín đoạn của Trung Quốc  (21/05/2015)
Quan hệ Việt Nam - Đức: khẳng định quan hệ đối tác chiến lược  (21/05/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên