Việt Nam theo dõi sát hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981
23:18, ngày 21-05-2015
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 21-5, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam và quốc tế về các vấn đề báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi về khả năng hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đi đến ký kết trong năm nay, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đang sẵn sàng cùng với các nước liên quan tích cực trao đổi nhằm sớm kết thúc tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, theo nguyên tắc bình đẳng, phù hợp với lợi ích chung cũng như tôn trọng lợi ích của các quốc gia thành viên.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và biện pháp bảo vệ ngư dân của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không tách rời của Việt Nam. Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ bao đời nay. Việt Nam sẽ tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam tại các vùng biển Việt Nam để giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển.
Cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn, thay đổi thực trạng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
Tại cuộc họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng cho biết hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi sát sao các hoạt động của các bên trên Biển Đông, trong đó có hoạt động cũng như vị trí của giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi về việc hãng truyền hình CNN công bố video về việc các máy bay Hoa Kỳ bị tàu hải quân Trung Quốc đuổi nhiều lần ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Khu vực Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải và hành lang hàng không quốc tế rất quan trọng. Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích, nguyện vọng chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Vì vậy, Việt Nam kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; đồng thời tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; không làm phức tạp thêm tình hình.
Về việc Indonesia đánh chìm các tàu cá mà Indonesia cho là đánh bắt trên vùng biển của nước này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đề nghị Indonesia cần quan tâm đến mối quan ngại của các nước liên quan, xử lý thỏa đáng vấn đề tàu cá và ngư dân trên cơ sở luật pháp quốc tế, cũng như tinh thần đối xử nhân đạo với tàu cá và ngư dân./.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và biện pháp bảo vệ ngư dân của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Hoàng Sa là một phần lãnh thổ không tách rời của Việt Nam. Vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam từ bao đời nay. Việt Nam sẽ tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam tại các vùng biển Việt Nam để giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển.
Cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn, thay đổi thực trạng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
Tại cuộc họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng cho biết hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi sát sao các hoạt động của các bên trên Biển Đông, trong đó có hoạt động cũng như vị trí của giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi về việc hãng truyền hình CNN công bố video về việc các máy bay Hoa Kỳ bị tàu hải quân Trung Quốc đuổi nhiều lần ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Khu vực Biển Đông là nơi có tuyến hàng hải và hành lang hàng không quốc tế rất quan trọng. Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích, nguyện vọng chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Vì vậy, Việt Nam kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; đồng thời tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; không làm phức tạp thêm tình hình.
Về việc Indonesia đánh chìm các tàu cá mà Indonesia cho là đánh bắt trên vùng biển của nước này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đề nghị Indonesia cần quan tâm đến mối quan ngại của các nước liên quan, xử lý thỏa đáng vấn đề tàu cá và ngư dân trên cơ sở luật pháp quốc tế, cũng như tinh thần đối xử nhân đạo với tàu cá và ngư dân./.
Học giả ở Argentina, Bỉ phản bác đường chín đoạn của Trung Quốc  (21/05/2015)
Quan hệ Việt Nam - Đức: khẳng định quan hệ đối tác chiến lược  (21/05/2015)
Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội đối với việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam  (21/05/2015)
Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội đối với việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam  (21/05/2015)
Quốc hội nghe Báo cáo về Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội  (21/05/2015)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển