G20 lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau hai ngày diễn ra ở Thủ đô Washington của Mỹ bên lề Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), giới chức tài chính của G20 đánh giá cao những tín hiệu kinh tế tích cực tại các nước phát triển trong bối cảnh những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu đã giảm bớt.
Cụ thể, triển vọng trong ngắn hạn ở các nền kinh tế phát triển, đặc biệt Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản đã được cải thiện trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, Mỹ và Anh tiếp tục điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu khi đạt được tốc độ tăng trưởng vững chắc.
Do đó, tuyên bố nhận định tăng trưởng kinh tế tại các nước giàu được củng cố sẽ góp phần hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu mạnh hơn.
Tuy nhiên, tuyên bố cũng lưu ý đến sự tăng trưởng chậm chạp tại các nền kinh tế mới nổi, cũng như những thách thức đặt ra đối với triển vọng kinh tế thế giới, như sự biến động về tỷ giá, lạm phát thấp kéo dài, nợ công cao và những căng thẳng địa chính trị tại nhiều nước.
Các quan chức tài chính G20 cũng cam kết hợp tác nhằm củng cố vững chắc nền kinh tế toàn cầu, đồng thời kêu gọi các nước cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Ngoài ra, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng cần phải bảo đảm các chính sách sẽ được triển khai không gây nên sự hỗn loạn trên thị trường.
Tại phiên họp, các nước G20 cũng kêu gọi IMF cần thúc đẩy những nỗ lực nhằm hối thúc Quốc hội Mỹ sớm thông qua chương trình cải tổ tổng thể IMF như kế hoạch đặt ra hồi năm 2010, theo đó trao cho các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ nhiều ghế hơn trong Hội đồng quản trị.
Giới chức các nước cho rằng IMF cần tìm kiếm các giải pháp thay thế tạm thời để có thể triển khai các chương trình cải cách.
G20 gồm các nước Argentina, Australia, Brazil, Anh, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu./.
Hungary ủng hộ Việt Nam sớm hoàn tất đàm phán FTA với EU  (18/04/2015)
WEF Đông Á: Đặt niềm tin vào chủ nghĩa khu vực mới của Đông Á  (18/04/2015)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức tiêu biểu  (18/04/2015)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9  (17/04/2015)
Thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam - Na Uy  (17/04/2015)
Phó Thủ tướng tiếp các mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh Bến Tre  (17/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên