Nga sẽ không vận chuyển quá cảnh khí đốt qua U-crai-na sau năm 2019
22:52, ngày 14-04-2015
TCCSĐT - Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Gazprom của Nga ông A-lếch-xây Mi-lơ (Alexey Miller) vừa tuyên bố Mát-xcơ-va sẽ ngừng cung cấp khí đốt sang thị trường châu Âu qua lãnh thổ U-crai-na khi bản hợp đồng hiện nay giữa Mát-xcơ-va và Ki-ép hết hiệu lực vào năm 2019 và chuyển sang sử dụng hệ thống đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu tại một hội thảo ở Béc-lin (Đức), ngày 13-4-2015, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Gazprom của Nga A-lếch-xây Mi-lơ cho biết, bản hợp đồng vận chuyển khí đốt qua U-crai-na sang châu Âu sẽ không được tiếp tục gia hạn sau năm 2019, đồng thời lý giải nguyên nhân chính đằng sau quyết định đình chỉ hệ thống Dòng chảy phương Nam là nhằm duy trì dòng chảy khí đốt qua lãnh thổ U-crai-na. Theo ông A. Mi-lơ, những thông tin cho rằng dự án Dòng chảy phương Nam đã bị từ bỏ là do thái độ thiếu thiện chí của Gazprom trong việc tuân thủ những nguyên tắc về gói nhiên liệu thứ 3 và luật pháp châu Âu là không chính xác. Mục đích chủ yếu của quyết định này là nhằm bảo toàn trạng thái của hệ thống qua U-crai-na.
Nhà lãnh đạo Gazprom tuyên bố, hiện tập đoàn này đã sẵn sàng xây dựng hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 13-4, Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông A. Mi-lơ khẳng định: Gazprom sẽ khởi động xây dựng hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi nhận được mọi sự cho phép mà không cần thiết phải thảo luận về kế hoạch xây dựng hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đi qua Biển Đen với các đối tác châu Âu. Gazprom sẽ bắt tay vào công việc và chờ đợi. Theo lập luận của Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của Nga, Gazprom có thể dễ dàng tăng gấp đôi sản lượng khí đốt cung cấp cho thị trường châu Âu. Tuy nhiên cho tới nay, người tiêu dùng châu Âu vẫn chưa phát đi tín hiệu cần tới điều này, chính vì thế, sản lượng khí đốt cung cấp được gia tăng sẽ được chuyển sang các thị trường khác, điển hình như châu Á.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Nga A-lếch-xan-đơ Nô-vác (Aleksander Novak) cũng xác nhận tuyên bố của ông A. Mi-lơ về việc Gazprom không có kế hoạch tiếp tục gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt sang châu Âu qua lãnh thổ U-crai-na sau năm 2019, đồng thời cho biết, mọi nguồn lực đang được tập trung nhằm hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống dẫn khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, 1/3 lượng khí đốt Nga cung cấp sang thị trường châu Âu đang chạy qua lãnh thổ U-crai-na. Tuy nhiên, Mát-xcơ-va cũng đã nhiều lần bày tỏ nghi ngờ về “mức độ an toàn” của hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại U-crai-na. Dưới sức ép của Liên minh châu Âu (EU), vào tháng 12-2014, Nga đã hủy dự án Dòng chảy phương Nam trị giá 40 tỷ USD, xuyên qua Biển Đen tới Bun-ga-ri và có khả năng trung chuyển 63 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm sang châu Âu. Chính vì thế, Nga đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng hệ thống đường ống dẫn mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ với công suất tương tự để thay thế dự án Dòng chảy phương Nam nhằm trung chuyển khí đốt từ Nga, qua Biển Đen sang Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu. Khoảng 14 tỷ mét khối khí đốt trong số này sẽ được cung ứng cho Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại chạy qua khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp để sang thị trường châu Âu.
Ngay sau khi có thông tin trên, Ngoại trưởng I-ran Mô-ha-mét Gia-va Da-ríp (Mohammad Javad Zarif) đã tuyên bố, Tê-hê-ran sẵn sàng cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ca-dắc-xtan Ơ-lan I-đri-xốp (Erlan Idrissov) tại Át-ta-na (Astana), Ngoại trưởng I-ran Mô-ha-mét Gia-va Da-ríp nói rằng I-ran hoàn toàn không có ý định thay thế hoặc thách thức Nga về việc xuất khẩu khí đốt sang các nước châu Âu.
Hiện I-ran được coi là quốc gia có trữ lượng dự trữ khí đốt tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới sau Nga, đang có những nỗ lực nhằm tăng sản lượng khai thác khí đốt thông qua việc tăng vốn đầu tư trong nước và quốc tế, đặc biệt ở mỏ khí đốt South Pars. Và I-ran cũng là quốc gia đang cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ác-mê-ni-a và dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp cho I-rắc vào mùa xuân năm nay./.
Nhà lãnh đạo Gazprom tuyên bố, hiện tập đoàn này đã sẵn sàng xây dựng hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 13-4, Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông A. Mi-lơ khẳng định: Gazprom sẽ khởi động xây dựng hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi nhận được mọi sự cho phép mà không cần thiết phải thảo luận về kế hoạch xây dựng hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đi qua Biển Đen với các đối tác châu Âu. Gazprom sẽ bắt tay vào công việc và chờ đợi. Theo lập luận của Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của Nga, Gazprom có thể dễ dàng tăng gấp đôi sản lượng khí đốt cung cấp cho thị trường châu Âu. Tuy nhiên cho tới nay, người tiêu dùng châu Âu vẫn chưa phát đi tín hiệu cần tới điều này, chính vì thế, sản lượng khí đốt cung cấp được gia tăng sẽ được chuyển sang các thị trường khác, điển hình như châu Á.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng Nga A-lếch-xan-đơ Nô-vác (Aleksander Novak) cũng xác nhận tuyên bố của ông A. Mi-lơ về việc Gazprom không có kế hoạch tiếp tục gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt sang châu Âu qua lãnh thổ U-crai-na sau năm 2019, đồng thời cho biết, mọi nguồn lực đang được tập trung nhằm hoàn tất việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống dẫn khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, 1/3 lượng khí đốt Nga cung cấp sang thị trường châu Âu đang chạy qua lãnh thổ U-crai-na. Tuy nhiên, Mát-xcơ-va cũng đã nhiều lần bày tỏ nghi ngờ về “mức độ an toàn” của hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại U-crai-na. Dưới sức ép của Liên minh châu Âu (EU), vào tháng 12-2014, Nga đã hủy dự án Dòng chảy phương Nam trị giá 40 tỷ USD, xuyên qua Biển Đen tới Bun-ga-ri và có khả năng trung chuyển 63 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm sang châu Âu. Chính vì thế, Nga đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng hệ thống đường ống dẫn mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ với công suất tương tự để thay thế dự án Dòng chảy phương Nam nhằm trung chuyển khí đốt từ Nga, qua Biển Đen sang Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu. Khoảng 14 tỷ mét khối khí đốt trong số này sẽ được cung ứng cho Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại chạy qua khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp để sang thị trường châu Âu.
Ngay sau khi có thông tin trên, Ngoại trưởng I-ran Mô-ha-mét Gia-va Da-ríp (Mohammad Javad Zarif) đã tuyên bố, Tê-hê-ran sẵn sàng cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ca-dắc-xtan Ơ-lan I-đri-xốp (Erlan Idrissov) tại Át-ta-na (Astana), Ngoại trưởng I-ran Mô-ha-mét Gia-va Da-ríp nói rằng I-ran hoàn toàn không có ý định thay thế hoặc thách thức Nga về việc xuất khẩu khí đốt sang các nước châu Âu.
Hiện I-ran được coi là quốc gia có trữ lượng dự trữ khí đốt tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới sau Nga, đang có những nỗ lực nhằm tăng sản lượng khai thác khí đốt thông qua việc tăng vốn đầu tư trong nước và quốc tế, đặc biệt ở mỏ khí đốt South Pars. Và I-ran cũng là quốc gia đang cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ác-mê-ni-a và dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp cho I-rắc vào mùa xuân năm nay./.
Ban Chỉ đạo tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW họp phiên thứ nhất  (14/04/2015)
Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh  (14/04/2015)
Xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội để bảo vệ người lao động  (14/04/2015)
EC: Hy Lạp và Eurozone còn rất nhiều vấn đề cần dàn xếp  (14/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên