Xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội để bảo vệ người lao động
22:21, ngày 14-04-2015
Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chiều 14-4-2015, các đại biểu đã thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Đình Khương cho biết, việc bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng liên quan đến bảo hiểm xã hội đã được cải thiện và quản lý Quỹ đã tốt hơn. Công tác chi trả qua thẻ ATM, tuy chưa nhiều (khoảng 5%), nhưng đã phát huy những mặt tích cực. Trong năm 2014 không xảy ra vụ việc nào gây thất thoát trong việc chi trả tiền bảo hiểm xã hội cho các đối tượng.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt gần 11,5 triệu người (tăng 5,16% so với năm 2013), đối tượng tự nguyện đạt trên 196.000 người (tăng 16,8%), tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 9,2 triệu người (tăng 6,2%). Tổng số kết dư Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 305.800 tỷ đồng (tăng 24,7%), tự nguyện hơn 2.280 tỷ đồng (tăng 42,6%), bảo hiểm thất nghiệp là 41.550 tỷ đồng (tăng 30,4%).
Việc tăng trưởng của Quỹ Bảo hiểm xã hội là đáng khích lệ, tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, khi đánh giá kết quả thực hiện cần phải sát thực tế hơn. Việc tăng số lượng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong năm qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện thanh tra và xử phạt hành chính các doanh nghiệp tại nhiều địa phương do vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu nhận định, hiện nay một số nội dung quy định trong Bộ Luật Lao động sửa đổi có tác động đến việc xác định mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; tốc độ tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội vẫn còn thấp, đặc biệt là tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội còn diễn ra phổ biến…
Tính đến nay, số lượng nợ bảo hiểm xã hội khoảng trên 5.500 tỷ đồng, sau khi trừ số nợ khó đòi thì còn khoảng 4.000 tỷ đồng.
Về vấn đề này, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Cao Văn Sang cho rằng, đi đòi tiền nợ bảo hiểm xã hội rất khó khăn. Hiện nay, việc khởi kiện để đòi nợ không dễ dàng, chủ yếu do ngành bảo hiểm xã hội thực hiện. Ngay cả lực lượng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ thu hồi được khoảng 65% số tiền nợ khi tiến hành thanh tra.
Để giải quyết tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị, cần tích cực tiến hành khởi kiện để đòi quyền lợi cho người lao động. Ngành Bảo hiểm có thể kiểm tra và phối hợp chặt chẽ với công đoàn cùng các ngành chức năng để thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội. Trong đó, công đoàn phải tích cực hơn trong việc khởi kiện doanh nghiệp trốn nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, không nên chờ người lao động ký tên rồi mới khởi kiện. Vụ nào liên quan đến hình sự, kiến nghị cơ quan công an điều tra, xử lý. Việc nợ đọng tuy không gây vỡ Quỹ Bảo hiểm xã hội nhưng lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.
Cũng trong phiên họp chiều 14-4-2015, các đại biểu đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hiện Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2014; thảo luận và đề xuất các ý kiến nhằm thực hiện tốt mục tiêu bình đẳng giới trong tương lai./.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt gần 11,5 triệu người (tăng 5,16% so với năm 2013), đối tượng tự nguyện đạt trên 196.000 người (tăng 16,8%), tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 9,2 triệu người (tăng 6,2%). Tổng số kết dư Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 305.800 tỷ đồng (tăng 24,7%), tự nguyện hơn 2.280 tỷ đồng (tăng 42,6%), bảo hiểm thất nghiệp là 41.550 tỷ đồng (tăng 30,4%).
Việc tăng trưởng của Quỹ Bảo hiểm xã hội là đáng khích lệ, tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, khi đánh giá kết quả thực hiện cần phải sát thực tế hơn. Việc tăng số lượng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong năm qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện thanh tra và xử phạt hành chính các doanh nghiệp tại nhiều địa phương do vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu nhận định, hiện nay một số nội dung quy định trong Bộ Luật Lao động sửa đổi có tác động đến việc xác định mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; tốc độ tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội vẫn còn thấp, đặc biệt là tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội còn diễn ra phổ biến…
Tính đến nay, số lượng nợ bảo hiểm xã hội khoảng trên 5.500 tỷ đồng, sau khi trừ số nợ khó đòi thì còn khoảng 4.000 tỷ đồng.
Về vấn đề này, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Cao Văn Sang cho rằng, đi đòi tiền nợ bảo hiểm xã hội rất khó khăn. Hiện nay, việc khởi kiện để đòi nợ không dễ dàng, chủ yếu do ngành bảo hiểm xã hội thực hiện. Ngay cả lực lượng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ thu hồi được khoảng 65% số tiền nợ khi tiến hành thanh tra.
Để giải quyết tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị, cần tích cực tiến hành khởi kiện để đòi quyền lợi cho người lao động. Ngành Bảo hiểm có thể kiểm tra và phối hợp chặt chẽ với công đoàn cùng các ngành chức năng để thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội. Trong đó, công đoàn phải tích cực hơn trong việc khởi kiện doanh nghiệp trốn nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, không nên chờ người lao động ký tên rồi mới khởi kiện. Vụ nào liên quan đến hình sự, kiến nghị cơ quan công an điều tra, xử lý. Việc nợ đọng tuy không gây vỡ Quỹ Bảo hiểm xã hội nhưng lại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động.
Cũng trong phiên họp chiều 14-4-2015, các đại biểu đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hiện Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2014; thảo luận và đề xuất các ý kiến nhằm thực hiện tốt mục tiêu bình đẳng giới trong tương lai./.
EC: Hy Lạp và Eurozone còn rất nhiều vấn đề cần dàn xếp  (14/04/2015)
Xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ lâu dài cần sự tham gia tích cực của toàn xã hội  (14/04/2015)
Khánh Hòa cần ưu tiên phát triển du lịch thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn  (14/04/2015)
Họp báo Hội thảo “Đại tướng Hoàng Văn Thái - nhà quân sự tài năng, đức độ của cách mạng Việt Nam”  (14/04/2015)
Tình hữu nghị Việt Nam - Algeria cần không ngừng phát triển  (14/04/2015)
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Thứ trưởng Quốc phòng Philippines  (13/04/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên