Hoàng Sâm - Người đội trưởng xuất sắc của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
TCCSĐT - Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, với lòng yêu nước, khi mới 12 tuổi, Trần Văn Kỳ sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1928, khi học tại Thái Lan, biết Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở đây, Trần Văn Kỳ chủ động tìm gặp và sau đó được Người chọn làm liên lạc viên.
Mùa thu năm 1940, khi sang Tĩnh Tây (Trung Quốc) hoạt động cách mạng, Trần Văn Kỳ gặp lại Nguyễn Ái Quốc và được Người đặt tên là Hoàng Sâm. Gắn bó với quân đội từ ngày đầu thành lập cho tới ngày ông hy sinh, Hoàng Sâm đã để lại dấu ấn đậm nét trong những chiến công vang dội của Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào
Quyết đoán trong chỉ huy chiến đấu
Từ cuối năm 1941 đến năm 1943, ông lần lượt đảm trách vị trí đội phó, đội trưởng Đội vũ trang tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh; Tỉnh ủy viên tỉnh Bắc Kạn, phụ trách tự vệ chiến đấu trừ gian, tổ chức du kích khu vực biên giới 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Trong thời gian này, nhiều toán phỉ có vũ trang đã cướp bóc, giết chóc, gây khó khăn cho cuộc sống bà con các dân tộc. Để thu phục và hòa hoãn với quân phỉ, Hoàng Sâm không quản nguy hiểm vào tận sào huyệt của chúng thi bắn súng, cưỡi ngựa, ném lựu đạn, bắn cung, thậm chí cả uống rượu thi với trùm phỉ. Bằng tài năng của mình, ông đã thu phục tướng phỉ, hạn chế sự phá phách, cướp bóc của chúng, làm cho nhân dân thêm tin tưởng ở cách mạng. Hai anh em trùm phỉ họ Voòng thấy Hoàng Sâm cùng họ với mình (Hoàng, phát âm theo tiếng Quảng Đông là Voòng, Hoàng Sâm là Voòng Sám) còn đề nghị anh kết nghĩa huynh đệ.
Trong chiến đấu, tư tưởng tiến công luôn được Hoàng Sâm đặt lên hàng đầu. Hoàng Sâm cho rằng, nội dung cốt lõi của ý chí tiến công là kiên quyết tiến công, tiến công dũng mãnh, tiến công liên tục. Theo ông, tư tưởng tiến công là tư tưởng chủ đạo của đường lối chính trị, đường lối quân sự của chiến lược cách mạng và chiến lược quân sự Đảng ta. Nó xuyên suốt mọi hoạt động xây dựng và chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân, là cốt tủy của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân.
Với tư tưởng ấy cùng nhiều kinh nghiệm chiến đấu, ngay sau khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, được chọn làm vị trí Đội trưởng, Hoàng Sâm trực tiếp chỉ huy đánh thắng các trận Phai Khắt, Nà Ngần (đóng tại xã Cam Lộng, Nguyên Bình, Cao Bằng), Đồng Mu (xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng)... Trong trận Phai Khắt (ngày 25-12-1944), thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh “trận đầu nhất định phải đánh thắng”, ông mưu lược, quyết đoán, lợi dụng lúc địch ăn cơm chiều và Đồn trưởng đi vắng, cho Đội cải trang làm quân tuần tiễu của cấp trên đến kiểm tra đồn, bộ phận tiên phong nhanh chóng chiếm kho súng, đội thứ hai bao vây quân lính đang ăn cơm buộc phải đầu hàng. Cùng lúc đó, Đồn trưởng trở về cũng bị bắn chết. Kết quả, chỉ trong 10 phút, ta diệt và bắt 18 tên địch, thu 17 súng cùng toàn bộ trang bị và rút lui an toàn. Đồn Phai Khắt bị thất bại nhanh chóng, quân địch vô cùng bất ngờ về hoạt động của quân du kích. Tại trận Nà Ngần (ngày 26-12-1944), được lệnh của Đội trưởng Hoàng Sâm, đội xung phong thứ nhất xông vào chiếm kho súng đạn, đội thứ hai tìm khử viên quan đồn, đội thứ ba đối phó với binh lính trong đồn, đội thứ tư bao vây các ngả đường. Tên quan đồn bị chết, quân lính trong đồn hoảng loạn đầu hàng. Thắng lợi của trận Phai Khắt và Nà Ngần mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời khẳng định tài năng quân sự và sự quyết đoán trong chỉ huy chiến đấu của Hoàng Sâm.
Nghệ thuật quân sự sắc sảo
Trong kháng chiến chống Pháp, tại chiến trường Tây Bắc, nghệ thuật quân sự sắc sảo và quyết đoán của Hoàng Sâm lại được khẳng định. Tiêu biểu là trận Hoàng Sâm chỉ huy bộ đội lập trận địa chặn địch ở Dốc Đẹt. Lợi dụng địa hình tự nhiên, Hoàng Sâm bố trí bộ đội trên các dốc cao, tiện quan sát để mai phục, bình tĩnh chờ quân Pháp đến gần mới nổ súng. Vốn nổi tiếng về tài bắn súng, riêng ông đã tiêu diệt 5 tên địch. Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường của bộ đội, địch buộc phải rút lui, âm mưu đánh úp Bộ chỉ huy Mặt trận Tây Tiến bị đập tan. Bởi thế mà tại mặt trận này, có nhiều câu chuyện sự thật 100% nhưng thoạt nghe tưởng như là huyền thoại về tài năng quân sự, về bản lĩnh của tướng quân Hoàng Sâm được bộ đội Tây Tiến và bà con các dân tộc Tây Bắc khâm phục, truyền tụng.
Trong chiến dịch Trung Lào (21-12-1953 - 4-1954), Tư lệnh Hoàng Sâm chủ trương: tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của địch, không cố thủ Thà Khẹc và Ma Hả Xay mà tập trung lực lượng đánh địch ở Đường 9, phát triển xuống phía Nam - nơi địch sơ hở - để tiêu diệt địch. Dưới sự chỉ huy của ông, các Trung đoàn 66 (Đại đoàn 304), Trung đoàn 101 và 18 (Đại đoàn 325) và một số đơn vị quân Việt - Lào nổ súng diệt vị trí Khăm He, Kha Ma; tiếp đó tập kích, phục kích địch ở Hin Xìu, Na Khăm, Pha Lan, Đồng Hến, Mường Phìn,... cắt đứt Đường 9, tiếp tục vây hãm, giam chân địch ở Trung Lào, chặn đánh các cuộc hành quân giải tỏa của địch. Chiến thắng Đường 9 thể hiện nghệ thuật chỉ đạo tác chiến đúng đắn, linh hoạt của Bộ chỉ huy chiến dịch, đặc biệt là vai trò của vị tư lệnh tài năng Hoàng Sâm, biết khai thác và khoét sâu chỗ yếu, sơ hở của địch; chủ động phân tán lực lượng của chúng để tiêu diệt.
Trong kháng chiến chống Mỹ, từ năm 1955 đến năm 1968, Hoàng Sâm làm Tư lệnh các quân khu: Tả Ngạn, Hữu Ngạn, Quân khu 3, Trị - Thiên. Thời gian này, ông sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào năm 1962 (bí danh là Chăn-đi). Với tinh thần trách nhiệm cao, Hoàng Sâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế, được lãnh đạo nước bạn hết sức tin cậy, kính trọng. Tháng 12-1968, Hoàng Sâm hy sinh tại chiến trường Bình - Trị - Thiên ở tuổi 53, khi tài năng quân sự đang tỏa sáng.
Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông luôn được Bác tin cậy và quý trọng. Trải qua hơn 40 năm hoạt động cách mạng, Thiếu tướng Hoàng Sâm luôn là một tấm gương sáng về lòng tận trung với Đảng và dân tộc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Quân đội giao phó./.
Chính thức phát động đề án hơn 6.400 tỷ đồng nâng tầm người Việt  (20/12/2014)
Công điện đảm bảo trật tự an toàn giao thông các dịp lễ, Tết  (20/12/2014)
Quốc hội Cuba phê chuẩn thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Mỹ  (20/12/2014)
Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch  (20/12/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay