Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch
Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm tri ân những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam trong 15 năm (1954-1969) cuối cùng của Người. Qua đó, một lần nữa khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của Di tích quốc gia đặc biệt với những dấu mốc lịch sử chặng đường 45 năm phát triển của Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Triển lãm trưng bày hàng trăm bức ảnh cùng các tài liệu, hiện vật, chia làm ba nội dung chính: Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch (giai đoạn 1954-1969); công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, giai đoạn 1969-1992; công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, giai đoạn từ năm 1992 đến nay.
Ở nội dung đầu tiên, các hiện vật, tài liệu làm rõ các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cuộc tiếp, làm việc với khách trong nước, quốc tế; vui chơi với các cháu thiếu nhi; gặp gỡ đồng bào, chiến sỹ cả nước; các bản thảo, bút tích của Người... Trong đó, có những tài liệu, hiện vật nổi bật như bản thảo tác phẩm ''Đạo đức cách mạng'' của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh Trần Lực, viết tháng 12-1958; bản thảo tài liệu: Bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 13-6-1955; bản thảo tài liệu Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17-7-1966; bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nội dung thứ hai được chia làm 2 chủ đề nhỏ gồm "Những bước đi ban đầu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, giai đoạn 1969-1975" và "Công tác bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích, giai đoạn 1975-1992" tập trung trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến Nghị quyết số 206-NQ/TƯ ngày 25-11-1970 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về việc thành lập Ban Phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh; kế hoạch sửa sang và phát huy tác dụng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, năm 1970; Nghị quyết số 04-NQ/TU ra ngày 12-9-1977của Bộ Chính trị- Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, điều 2 có ghi ''Thông qua những di tích, tài liệu và hiện vật có quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực hiện chức năng nghiên cứu và giáo dục, hướng dẫn thăm quan''...
Trong phần nội dung này cũng trưng bày một số hình ảnh tư liệu về các đoàn khách đầu tiên đến thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Nội dung thứ ba của triển lãm tập trung thể hiện các hoạt động về công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, giai đoạn từ năm 1992 đến nay.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi không chỉ ghi dấu công lao, đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam mà còn là bằng chứng sinh động, chân thực về cuộc sống khiêm tốn, giản dị, tấm gương mẫu mực về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vì hạnh phúc của nhân dân.
Mỗi di tích, tài liệu, hiện vật ở Khu di tích này đều chứa đựng giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đó là những giá trị vô giá của nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ thế giới.
45 năm qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng cán bộ Khu di tích vẫn tận tụy trong công tác bảo quản, gìn giữ, phát huy hiệu quả di sản quý giá này.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đón tiếp, phục vụ gần 60 triệu lượt khách trong nước, quốc tế đến thăm quan, học tập về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch nhấn mạnh trong 15 năm sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch (1954-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng tập thể Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam; lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình độc đập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Triển lãm diễn ra đến ngày 05-01-2015./.
Tạp chí Cộng sản tham gia Liên hoan văn nghệ giữa các đơn vị trong Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương  (20/12/2014)
Gần 1,3 tỷ đồng ủng hộ các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo  (19/12/2014)
Thủ tướng khen ngợi lực lượng cứu hộ vụ sập hầm thủy điện  (19/12/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang  (19/12/2014)
Khai mạc Phiên họp thứ 33, Ủy ban thường vụ Quốc hội vào ngày 22-12  (19/12/2014)
Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng  (19/12/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên