Vai trò của Quốc hội trong định hình cơ chế mới về quản trị nước
22:06, ngày 12-12-2014
Ngày 12-12, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban thường vụ Quốc hội) đã tổ chức Hội thảo “Quốc hội với việc định hình cơ chế mới về quản trị nước”.
Hội thảo nhằm chuẩn bị thông tin hỗ trợ Đoàn Quốc hội Việt Nam trong quá trình tham gia đóng góp ý kiến thảo luận và xem xét biểu quyết thông qua Nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước” tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 chuẩn bị tổ chức tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, theo thỏa thuận giữa Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Quốc hội Việt Nam, Đại hội đồng IPU-132 sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 28-3 đến ngày 01-4-2015.
Trên cơ sở đề xuất của Việt Nam cùng với Butan, một chủ đề quan trọng, liên quan đến vấn đề phát triển bền vững được đưa ra tại phiên họp của Đại hội đồng để nghị viện các quốc gia cùng thảo luận là “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước”.
Dự kiến Đại hội đồng IPU-132 sẽ tiến tới thông qua Nghị quyết về chủ đề này.
Nghị quyết này sẽ là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng thúc đẩy sự hợp tác hành động của Nghị viện các nước trong việc cùng nhau bảo đảm thực hiện Quyền con người về nước và vệ sinh đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 2010.
Việt Nam là quốc gia chủ nhà của Đại hội đồng IPU-132, đồng thời là quốc gia đề xuất chủ đề có nội dung đổi mới, đặc biệt là về khuôn khổ thể chế quản trị nước nhằm góp phần làm thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, thái độ và hành động trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý tham dự Hội thảo sẽ chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết để đi đến sự thống nhất về nhận thức, cùng nhau hành động, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở phạm vi từng quốc gia cũng như quy mô toàn cầu.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là cơ hội để các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách đánh giá về thực trạng khung thể chế, chính sách về quản trị nước, thực trạng công tác quản trị nước ở Việt Nam… để từ đó có sự nhìn nhận tổng quát hơn và chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.
Tại Hội thảo, các đại biểu nghe nhiều tham luận về những vấn đề khác nhau liên quan đến chủ đề Hội thảo như tổng quan về vấn đề nước trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững; nội dung Hiệp định sông Mekong, tổng quan tài nguyên nước lưu vực sông Mekong và quan điểm của Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong về vấn đề quản trị nước xuyên quốc gia; kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách quản trị nước, kinh nghiệm tổ chức cơ quan quản trị tài nguyên nước, kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm nguồn nước...
Các đại biểu đã tập trung thảo luận về vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, chính sách, pháp luật về quản trị nước, cơ chế giám sát đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Các tham luận đã làm rõ các nội dung về thực trạng hệ thống chính sách, pháp luật và tình hình triển khai chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; những nội dung trọng tâm trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới; kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện mô hình thể chế, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Các đại biểu cũng đã trao đổi, tham khảo kinh nghiệm tổ chức cơ quan quản trị nước của một số quốc gia, so sánh, phân tích, đánh giá thực tế ở Việt Nam và khả năng tiếp thu kinh nghiệm của các nước về tổ chức cơ quan này…
Các ý kiến tại Hội thảo sẽ là nguồn thông tin quan trọng để các thành viên của Đoàn Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU-132 tham khảo trong quá trình đóng góp ý kiến, thảo luận và chia sẻ, tranh thủ sự đồng thuận của Nghị viện các quốc gia, tiến tới thông qua Nghị quyết về vấn đề quản trị nước tại Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới 132./.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, theo thỏa thuận giữa Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Quốc hội Việt Nam, Đại hội đồng IPU-132 sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 28-3 đến ngày 01-4-2015.
Trên cơ sở đề xuất của Việt Nam cùng với Butan, một chủ đề quan trọng, liên quan đến vấn đề phát triển bền vững được đưa ra tại phiên họp của Đại hội đồng để nghị viện các quốc gia cùng thảo luận là “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước”.
Dự kiến Đại hội đồng IPU-132 sẽ tiến tới thông qua Nghị quyết về chủ đề này.
Nghị quyết này sẽ là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng thúc đẩy sự hợp tác hành động của Nghị viện các nước trong việc cùng nhau bảo đảm thực hiện Quyền con người về nước và vệ sinh đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 2010.
Việt Nam là quốc gia chủ nhà của Đại hội đồng IPU-132, đồng thời là quốc gia đề xuất chủ đề có nội dung đổi mới, đặc biệt là về khuôn khổ thể chế quản trị nước nhằm góp phần làm thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, thái độ và hành động trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý tham dự Hội thảo sẽ chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết để đi đến sự thống nhất về nhận thức, cùng nhau hành động, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở phạm vi từng quốc gia cũng như quy mô toàn cầu.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là cơ hội để các chuyên gia Việt Nam và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách đánh giá về thực trạng khung thể chế, chính sách về quản trị nước, thực trạng công tác quản trị nước ở Việt Nam… để từ đó có sự nhìn nhận tổng quát hơn và chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.
Tại Hội thảo, các đại biểu nghe nhiều tham luận về những vấn đề khác nhau liên quan đến chủ đề Hội thảo như tổng quan về vấn đề nước trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và phát triển bền vững; nội dung Hiệp định sông Mekong, tổng quan tài nguyên nước lưu vực sông Mekong và quan điểm của Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong về vấn đề quản trị nước xuyên quốc gia; kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách quản trị nước, kinh nghiệm tổ chức cơ quan quản trị tài nguyên nước, kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm nguồn nước...
Các đại biểu đã tập trung thảo luận về vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, chính sách, pháp luật về quản trị nước, cơ chế giám sát đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Các tham luận đã làm rõ các nội dung về thực trạng hệ thống chính sách, pháp luật và tình hình triển khai chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; những nội dung trọng tâm trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài nguyên nước trong thời gian tới; kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện mô hình thể chế, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Các đại biểu cũng đã trao đổi, tham khảo kinh nghiệm tổ chức cơ quan quản trị nước của một số quốc gia, so sánh, phân tích, đánh giá thực tế ở Việt Nam và khả năng tiếp thu kinh nghiệm của các nước về tổ chức cơ quan này…
Các ý kiến tại Hội thảo sẽ là nguồn thông tin quan trọng để các thành viên của Đoàn Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU-132 tham khảo trong quá trình đóng góp ý kiến, thảo luận và chia sẻ, tranh thủ sự đồng thuận của Nghị viện các quốc gia, tiến tới thông qua Nghị quyết về vấn đề quản trị nước tại Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới 132./.
Duyệt kế hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân  (12/12/2014)
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc  (12/12/2014)
Đổi tên Vùng Cảnh sát biển 2 thành Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2  (12/12/2014)
Các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều cơ hội đầu tư tại Việt Nam  (11/12/2014)
Chuẩn bị cho hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015  (11/12/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên