Việt - Lào trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế, tầm nhìn 2030
21:36, ngày 24-09-2014
Ngày 24-9 tại Vientiane, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Việt Nam và đồng chí Bousone Boupphavanh, Trưởng Ban nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế Lào, đã chủ trì hội thảo tình hình thế giới và khu vực; tình hình kinh tế Việt Nam, tầm nhìn 2030 và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Ban kinh tế Trung ương.
Tại hội thảo, đồng chí Vương Đình Huệ trình bày tổng quát về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây.
Sau một thời gian khủng hoảng, trong 6 tháng qua, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhưng chậm hơn dự báo và không đồng đều.
Đối với khu vực ASEAN, tình hình khả quan hơn. Dự báo trong năm 2014, kinh tế các nước khu vực sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, một số nước có thể đạt được mức cao như Indonesia, Singapore, Malaysia.
Đối với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế Lào, trong thời gian qua do đổi mới mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam nên đã có chuyển biến bước đầu, từ chiều rộng sang theo hướng chiều sâu, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, tỷ lệ tăng trưởng bình quân ba năm 2011-2013 đạt 5,64%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các nước ASEAN cùng thời kỳ, thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 1.908 USD, lạm phát chỉ còn hơn 6% vào năm ngoái. Đây là những thành công lớn nhất về điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ, đưa Việt Nam từ một quốc gia nhận tài trợ trong 20 năm qua đã trở thành quốc gia đối tác phát triển.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ phân tích kỹ nguyên nhân kết quả đạt được, trong đó nhấn mạnh đến nhận thức về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bền vững đã được tập trung chỉ đạo từ Đại hội XI của Đảng.
Tại hội thảo, đồng chí Vương Đình Huệ cũng đã nêu rõ vai trò nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương, giúp Lào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ban trong công tác tham mưu cho lãnh đạo cấp cao về các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước.
Thay mặt Ban nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế Lào, đồng chí Bousone Boupphavanh cảm ơn đồng chí Vương Đình Huệ đã trình bày những vấn đề mà nước Lào nói chung và đội ngũ những nhà nghiên cứu kinh tế đất nước nói riêng rất quan tâm; nhấn mạnh Lào - Việt Nam có quan hệ đặc biệt, những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong xây dựng kinh tế rất thiết thực đối với Lào, nhất là trong bối cảnh Lào đang nỗ lực hoàn thành Nghị quyết Đại hội IX và hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015./.
Sau một thời gian khủng hoảng, trong 6 tháng qua, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, nhưng chậm hơn dự báo và không đồng đều.
Đối với khu vực ASEAN, tình hình khả quan hơn. Dự báo trong năm 2014, kinh tế các nước khu vực sẽ tiếp tục đà tăng trưởng, một số nước có thể đạt được mức cao như Indonesia, Singapore, Malaysia.
Đối với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế Lào, trong thời gian qua do đổi mới mô hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam nên đã có chuyển biến bước đầu, từ chiều rộng sang theo hướng chiều sâu, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, tỷ lệ tăng trưởng bình quân ba năm 2011-2013 đạt 5,64%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các nước ASEAN cùng thời kỳ, thu nhập bình quân đầu người lên khoảng 1.908 USD, lạm phát chỉ còn hơn 6% vào năm ngoái. Đây là những thành công lớn nhất về điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ, đưa Việt Nam từ một quốc gia nhận tài trợ trong 20 năm qua đã trở thành quốc gia đối tác phát triển.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ phân tích kỹ nguyên nhân kết quả đạt được, trong đó nhấn mạnh đến nhận thức về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bền vững đã được tập trung chỉ đạo từ Đại hội XI của Đảng.
Tại hội thảo, đồng chí Vương Đình Huệ cũng đã nêu rõ vai trò nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương, giúp Lào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của ban trong công tác tham mưu cho lãnh đạo cấp cao về các vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước.
Thay mặt Ban nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế Lào, đồng chí Bousone Boupphavanh cảm ơn đồng chí Vương Đình Huệ đã trình bày những vấn đề mà nước Lào nói chung và đội ngũ những nhà nghiên cứu kinh tế đất nước nói riêng rất quan tâm; nhấn mạnh Lào - Việt Nam có quan hệ đặc biệt, những bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong xây dựng kinh tế rất thiết thực đối với Lào, nhất là trong bối cảnh Lào đang nỗ lực hoàn thành Nghị quyết Đại hội IX và hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015./.
Việt Nam được bầu làm Chủ tịch Ủy ban điều phối WIPO  (24/09/2014)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về khí hậu  (24/09/2014)
Nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia  (24/09/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc  (24/09/2014)
WTO hạ dự báo tăng trưởng thương mại thế giới xuống 3,1%  (24/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên