Tăng trưởng “xanh” hướng tới nền kinh tế “xanh”, phát triển bền vững
13:56, ngày 20-05-2014
TCCSĐT - Nhu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng để giải quyết hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội đang ngày càng trở nên cấp thiết. Mô hình tăng trưởng “xanh” đang được thế giới đặc biệt quan tâm bởi nó không chỉ bảo đảm tăng trưởng kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.
Khái niệm tăng trưởng “xanh”
Tăng trưởng “xanh” là quá trình “xanh hóa” hệ thống kinh tế truyền thống và là chiến lược để tiến tới một nền kinh tế “xanh”. Sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vào năm 2008, tăng trưởng “xanh” được dư luận và các nhà phân tích chính sách đặc biệt chú ý bởi nó hứa hẹn giải quyết đồng thời những vấn đề biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế.
Nội hàm của tăng trưởng “xanh” được nhiều tổ chức quốc tế đề cập. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: tăng trưởng “xanh” là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, tăng trưởng “xanh” là quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này.
Theo Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc: tăng trưởng “xanh” hay xây dựng nền kinh tế “xanh” là quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế và kết cấu hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng, tăng trưởng “xanh” là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm việc các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Tăng trưởng “xanh” là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) định nghĩa: tăng trưởng “xanh” là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái. Tăng trưởng “xanh” là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích giảm nghèo, bảo đảm sự bền vững về môi trường. Tăng trưởng “xanh” tập trung vào chất lượng tăng trưởng thông qua thúc đẩy hiệu quả về sinh thái; tăng trưởng “xanh” khác với tăng trưởng truyền thống là không lấy phương châm “phát triển trước, bảo vệ môi trường sau”, mà lấy việc phòng, ngừa, lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải các-bon trong sản xuất, kinh doanh làm động lực để tăng trưởng.
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, tăng trưởng “xanh” là xây dựng một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tận dụng vị thế tiên phong của châu Âu trong công cuộc phát triển những quy trình, công nghệ mới, bao gồm công nghệ xanh, áp dụng sâu rộng lưới điện thông minh, sử dụng công nghệ thông tin, tận dụng mạng lưới toàn EU và củng cố tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh, cũng như hỗ trợ khách hàng đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên. Theo đó, để thúc đẩy tăng trưởng “xanh” cần: Hiện đại hóa và giảm thiểu các-bon trong ngành giao thông, thông qua ứng dụng công nghệ vào những phương tiện giao thông xanh, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp, giải quyết các điểm thường xuyên tắc nghẽn giao thông; thiết lập một kế hoạch hành động đổi mới sinh thái; đầu tư vào năng lượng tái tạo; khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, với các công cụ được áp dụng trong phạm vi quốc gia cũng như nội khối; các công cụ dựa vào thị trường như buôn bán phát thải, cải tổ hệ thống thuế năng lượng, trợ cấp, khuyến khích mua sắm xanh; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển; ban hành các quy định, tiêu chuẩn trong xây dựng, giao thông...; vận động nguồn lực tài chính chung của khối để định hướng đầu tư; chuyển đổi các loại thuế và các khoản trợ cấp; phát triển các công nghệ xanh, nhãn xanh, thuế xanh.
Xu hướng quốc tế thúc đẩy tăng trưởng “xanh”
Hiện nay, tăng trưởng “xanh” được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Các nước đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng “xanh”, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan…
Để xây dựng nền kinh tế ít các-bon, đầu tháng 12-2011, Hội nghị Biến đổi Khí hậu tại Nam Phi với 194 nước tham dự đã nhất trí thành lập Quỹ Khí hậu xanh và các bước đi mới nhằm thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2020. Theo thỏa thuận, tất cả các nước đều phải thực hiện cam kết kiểm soát khí thải theo cùng một khuôn khổ pháp lý. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực muộn nhất là vào năm 2020. Các đại biểu cũng nhất trí gia hạn Nghị định thư Ky-ô-tô thêm 5 năm nữa khi hiện tại chỉ có các nước công nghiệp phát triển phải thực hiện các chỉ tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí thải. Kết quả của Hội nghị cho thấy, thế giới đang đi tới sự nhất trí cao trong việc giảm phát thải khí nhà kính, một trong những yếu tố cơ bản để có được nền kinh tế các-bon thấp hay còn gọi là kinh tế “xanh”.
Các nước trên thế giới đang đầu tư mạnh vào chiến lược tăng trưởng “xanh”. Quá trình đưa ra các gói kích thích kinh tế sau khủng hoảng đều dành ưu tiên cao cho tăng trưởng “xanh”, đầu tư tập trung cho lĩnh vực năng lượng sạch, giao thông thân thiện môi trường, đô thị hóa bền vững, nông nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái, công nghiệp văn hóa, xử lý chất thải, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh...
Chiến luợc EU 2020 xác định mô hình kinh tế thị trường, xã hội hiện đại của châu Âu, với ba nội dung ưu tiên có quan hệ bổ sung cho nhau. Đó là tăng trưởng thông minh: phát triển kinh tế dựa vào tri thức và nghiên cứu đột phá cải tiến công nghệ; tăng trưởng bền vững: thúc đẩy nền kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên, xanh hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn; tăng trưởng bình đẳng: khuyến khích nền kinh tế với nhiều việc làm, tạo sự gắn bó trong xã hội và bình đẳng giữa các vùng miền.
Tại châu Á - Thái Bình Dương, khái niệm tăng trưởng “xanh” lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2005. Có nhiều nguyên nhân khiến khu vực này cần nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng “xanh”. Thứ nhất, châu Á - Thái Bình Dương có những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề do thường sử dụng công nghệ lạc hậu trong điều kiện chế độ kiểm soát ô nhiễm còn yếu. Thứ hai, sản xuất nông nghiệp phần lớn sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp vượt xa mức trung bình của thế giới. Thứ ba, làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ của cư dân đô thị với 600 đến 800 triệu người không được cung cấp đầy đủ các điều kiện cho nhu cầu vệ sinh. Quá trình xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và hạ tầng giao thông không theo kịp với việc gia tăng dân số đô thị. Thứ tư, nhu cầu về nước ngọt gia tăng đã gây áp lực đáng kể lên môi trường.
Tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11-2011 tại Ha-oai (Mỹ), các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố Hô-nô-lu-lu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, nâng cao an ninh năng lượng và tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Năm 2012, APEC đã phát triển danh mục hàng hóa môi trường (hàng hóa xanh) và giảm thuế quan đối với các mặt hàng này vào cuối năm 2015. APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm các yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa đối với các dịch vụ và hàng hóa môi trường. Để thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng “xanh”, APEC sẽ thực hiện các biện pháp, như giảm 45% mức độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm 2035 so với năm 2005, kết hợp các chiến lược phát triển về khí thải các-bon thấp vào các kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, thúc đẩy tăng trưởng “xanh” hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh” sẽ tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đối với tất cả các quốc gia. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng “xanh” còn tạo đà cho bước “nhảy vọt” để phát triển kinh tế, bỏ qua cách tăng trưởng kinh tế theo kiểu “ô nhiễm trước, xử lý sau”.
Trái phiếu “xanh”- kênh thu hút vốn cho tăng trưởng “xanh”
Hiện nay, khoản thiếu hụt nguồn tài chính cho các dự án chống biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ sạch và thân thiện với môi trường là rất lớn. Theo ước tính của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA), để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần khoảng 46 nghìn tỷ USD, tương đương với 1 nghìn tỷ/năm. Trong điều kiện đó, trái phiếu “xanh” được xem như một giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho việc phát triển một nền kinh tế “sạch” và bền vững. Trái phiếu “xanh” đang được xem như một kênh thu hút vốn mới mẻ và hiệu quả cho các giải pháp nhằm thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trái phiếu “xanh” được định nghĩa như một loại chứng khoán có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi về môi trường. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch… Trái phiếu “xanh” có thể do chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty… phát hành. Hiện nay, phần lớn trái phiếu “xanh” trên thị trường do một số tổ chức tài chính quốc tế lớn phát hành, như Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) và WB.
Các chuyên gia của HSBC nhận định, kỷ nguyên của trái phiếu “xanh” đã bắt đầu khi thị trường này có tốc độ phát triển vượt bậc trong vài năm gần đây với mức tăng trưởng bình quân lên tới 55%/năm. Tính đến năm 2013, giá trị phát hành của trái phiếu “xanh” toàn cầu đã đạt 11,4 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2012. Trong đó, WB đã phát hành 4,5 tỷ USD và IFC phát hành 3,4 tỷ USD. Các chuyên gia cũng dự báo thị trường trái phiếu “xanh” toàn cầu có thể tăng gấp đôi vào năm 2014, đạt mức 25 tỷ USD. Tại Diễn đàn kinh tế Đa-vốt (tháng 9-2013), Chủ tịch WB Gim Châng Kim (Jim Yong Kim) kêu gọi tăng thị trường trái phiếu “xanh” lên 20 tỷ USD vào năm 2014 và 50 tỷ USD vào cuối năm 2015.
Động lực thúc đẩy thị trường trái phiếu “xanh” phát triển nhanh chóng xuất phát từ chính nhu cầu về nguồn vốn của các nhà phát hành và các cam kết của nhà đầu tư về tài trợ chống biến đổi khí hậu, cũng như những lợi ích kép mà nó mang lại cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành. Hậu quả của biến đổi khí hậu không chỉ làm gia tăng áp lực đối với các chính phủ mà còn tăng chi phí sản xuất của khu vực tư nhân. Trong khi đó, nguồn lực của các chính phủ không đủ để phục hồi môi trường và đối phó với các nguy cơ về năng lượng, khan hiếm nguồn nước và lương thực, thực phẩm. Do đó, sự đồng hành của khu vực tư nhân cùng với chính phủ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng. Trái phiếu “xanh” vừa đem đến nguồn tài chính cho các quốc gia triển khai các dự án năng lượng sạch, giảm tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu, vừa mang lại cho các nhà đầu tư nguồn tín dụng chất lượng cao, lợi tức từ các khoản đầu tư, cùng với những lợi ích tích cực về mặt môi trường. Bên cạnh đó, công nghệ “sạch” cũng đang là xu hướng được các nhà đầu tư lựa chọn dựa trên những lo ngại về nguy cơ do biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường.
Theo Phó Chủ tịch kiêm Phái viên đặc biệt về vấn đề biến đổi khí hậu của WB, R. Kai (Rachel Kyte), trái phiếu “xanh” đang tạo dòng vốn mới cho sự phát triển nền kinh tế “sạch” và bền vững. Đồng thời, trái phiếu “xanh” còn có tiềm năng trong việc dịch chuyển đòn bẩy tài chính theo hướng “sạch” hơn. Thay vì được đầu tư vào các dự án sử dụng năng lượng hóa thạch truyền thống, dòng vốn sẽ được chuyển sang các dự án ít khí thải hơn, có ý nghĩa về mặt môi trường. Qua đó, trái phiếu “xanh” góp phần hiệu quả vào việc xây dựng và phát triển một nền kinh tế “sạch” và bền vững trong tương lai.
Tăng trưởng “xanh” ở Việt Nam là mô hình tăng trưởng dựa vào quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, đối phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm đói nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, tháng 9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2612/QĐ-TTg ngày 30-12-2013 phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp trong sản xuất công nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng “xanh”, hạn chế biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống cộng đồng. Theo đó, đến năm 2020, 100% các dự án đầu tư mới thuộc các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch.
Chiến lược tăng trưởng “xanh” của Việt Nam đề ra ba nhiệm vụ quan trọng: 1- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 2- “Xanh hóa” sản xuất. Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm. 3- Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Tăng trưởng “xanh” là quá trình “xanh hóa” hệ thống kinh tế truyền thống và là chiến lược để tiến tới một nền kinh tế “xanh”. Sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vào năm 2008, tăng trưởng “xanh” được dư luận và các nhà phân tích chính sách đặc biệt chú ý bởi nó hứa hẹn giải quyết đồng thời những vấn đề biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế.
Nội hàm của tăng trưởng “xanh” được nhiều tổ chức quốc tế đề cập. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: tăng trưởng “xanh” là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.
Báo cáo của OECD cho biết, đã có một số
dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang dần phát triển theo xu hướng
“xanh hóa”, ví dụ như ngày càng có nhiều các bằng sáng chế trong lĩnh
vực công nghệ năng lượng sạch. Trong tổng số các bằng sáng chế đó, 24%
thuộc về ngành năng lượng tái tạo, 20% là bằng sáng chế cho các loại xe
điện và xe hyblai (loại xe có động cơ chạy bằng xăng và điện) và 11% là
các sáng chế trong việc tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà và các
thiết bị chiếu sáng. |
Theo Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc: tăng trưởng “xanh” hay xây dựng nền kinh tế “xanh” là quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh tế và kết cấu hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho rằng, tăng trưởng “xanh” là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm việc các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Tăng trưởng “xanh” là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Ủy ban Kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP) định nghĩa: tăng trưởng “xanh” là chiến lược tìm kiếm sự tối đa hóa trong sản lượng kinh tế và tối thiểu hóa gánh nặng sinh thái. Tăng trưởng “xanh” là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế, với mục đích giảm nghèo, bảo đảm sự bền vững về môi trường. Tăng trưởng “xanh” tập trung vào chất lượng tăng trưởng thông qua thúc đẩy hiệu quả về sinh thái; tăng trưởng “xanh” khác với tăng trưởng truyền thống là không lấy phương châm “phát triển trước, bảo vệ môi trường sau”, mà lấy việc phòng, ngừa, lồng ghép bảo vệ môi trường, giảm phát thải các-bon trong sản xuất, kinh doanh làm động lực để tăng trưởng.
Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, tăng trưởng “xanh” là xây dựng một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tận dụng vị thế tiên phong của châu Âu trong công cuộc phát triển những quy trình, công nghệ mới, bao gồm công nghệ xanh, áp dụng sâu rộng lưới điện thông minh, sử dụng công nghệ thông tin, tận dụng mạng lưới toàn EU và củng cố tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh, cũng như hỗ trợ khách hàng đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên. Theo đó, để thúc đẩy tăng trưởng “xanh” cần: Hiện đại hóa và giảm thiểu các-bon trong ngành giao thông, thông qua ứng dụng công nghệ vào những phương tiện giao thông xanh, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp, giải quyết các điểm thường xuyên tắc nghẽn giao thông; thiết lập một kế hoạch hành động đổi mới sinh thái; đầu tư vào năng lượng tái tạo; khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững, với các công cụ được áp dụng trong phạm vi quốc gia cũng như nội khối; các công cụ dựa vào thị trường như buôn bán phát thải, cải tổ hệ thống thuế năng lượng, trợ cấp, khuyến khích mua sắm xanh; thúc đẩy nghiên cứu và phát triển; ban hành các quy định, tiêu chuẩn trong xây dựng, giao thông...; vận động nguồn lực tài chính chung của khối để định hướng đầu tư; chuyển đổi các loại thuế và các khoản trợ cấp; phát triển các công nghệ xanh, nhãn xanh, thuế xanh.
Xu hướng quốc tế thúc đẩy tăng trưởng “xanh”
Hiện nay, tăng trưởng “xanh” được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Các nước đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng “xanh”, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan…
Để xây dựng nền kinh tế ít các-bon, đầu tháng 12-2011, Hội nghị Biến đổi Khí hậu tại Nam Phi với 194 nước tham dự đã nhất trí thành lập Quỹ Khí hậu xanh và các bước đi mới nhằm thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2020. Theo thỏa thuận, tất cả các nước đều phải thực hiện cam kết kiểm soát khí thải theo cùng một khuôn khổ pháp lý. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực muộn nhất là vào năm 2020. Các đại biểu cũng nhất trí gia hạn Nghị định thư Ky-ô-tô thêm 5 năm nữa khi hiện tại chỉ có các nước công nghiệp phát triển phải thực hiện các chỉ tiêu mang tính ràng buộc pháp lý về cắt giảm khí thải. Kết quả của Hội nghị cho thấy, thế giới đang đi tới sự nhất trí cao trong việc giảm phát thải khí nhà kính, một trong những yếu tố cơ bản để có được nền kinh tế các-bon thấp hay còn gọi là kinh tế “xanh”.
Các nước trên thế giới đang đầu tư mạnh vào chiến lược tăng trưởng “xanh”. Quá trình đưa ra các gói kích thích kinh tế sau khủng hoảng đều dành ưu tiên cao cho tăng trưởng “xanh”, đầu tư tập trung cho lĩnh vực năng lượng sạch, giao thông thân thiện môi trường, đô thị hóa bền vững, nông nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái, công nghiệp văn hóa, xử lý chất thải, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh...
Theo ước tính của IEA, để giảm một
nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần một khoản đầu
tư lên đến 46 nghìn tỷ USD, tương đương với 1 nghìn tỷ USD/năm. Trong
điều kiện đó, trái phiếu “xanh” được xem như một giải pháp hiệu quả, có
thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho việc phát triển một nền kinh
tế “sạch” và bền vững. |
Tại châu Á - Thái Bình Dương, khái niệm tăng trưởng “xanh” lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2005. Có nhiều nguyên nhân khiến khu vực này cần nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng trưởng “xanh”. Thứ nhất, châu Á - Thái Bình Dương có những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề do thường sử dụng công nghệ lạc hậu trong điều kiện chế độ kiểm soát ô nhiễm còn yếu. Thứ hai, sản xuất nông nghiệp phần lớn sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp vượt xa mức trung bình của thế giới. Thứ ba, làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ của cư dân đô thị với 600 đến 800 triệu người không được cung cấp đầy đủ các điều kiện cho nhu cầu vệ sinh. Quá trình xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và hạ tầng giao thông không theo kịp với việc gia tăng dân số đô thị. Thứ tư, nhu cầu về nước ngọt gia tăng đã gây áp lực đáng kể lên môi trường.
Tại Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11-2011 tại Ha-oai (Mỹ), các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố Hô-nô-lu-lu, trong đó, APEC xác định cần phải giải quyết các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằng cách hướng đến nền kinh tế xanh, nâng cao an ninh năng lượng và tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Năm 2012, APEC đã phát triển danh mục hàng hóa môi trường (hàng hóa xanh) và giảm thuế quan đối với các mặt hàng này vào cuối năm 2015. APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồm các yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa đối với các dịch vụ và hàng hóa môi trường. Để thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng “xanh”, APEC sẽ thực hiện các biện pháp, như giảm 45% mức độ sử dụng năng lượng của APEC vào năm 2035 so với năm 2005, kết hợp các chiến lược phát triển về khí thải các-bon thấp vào các kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, thúc đẩy tăng trưởng “xanh” hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh” sẽ tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đối với tất cả các quốc gia. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng “xanh” còn tạo đà cho bước “nhảy vọt” để phát triển kinh tế, bỏ qua cách tăng trưởng kinh tế theo kiểu “ô nhiễm trước, xử lý sau”.
Trái phiếu “xanh”- kênh thu hút vốn cho tăng trưởng “xanh”
Hiện nay, khoản thiếu hụt nguồn tài chính cho các dự án chống biến đổi khí hậu, phát triển công nghệ sạch và thân thiện với môi trường là rất lớn. Theo ước tính của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA), để giảm một nửa lượng khí thải toàn cầu vào năm 2050, thế giới sẽ cần khoảng 46 nghìn tỷ USD, tương đương với 1 nghìn tỷ/năm. Trong điều kiện đó, trái phiếu “xanh” được xem như một giải pháp hiệu quả, có thể giúp huy động hàng trăm tỷ USD/năm cho việc phát triển một nền kinh tế “sạch” và bền vững. Trái phiếu “xanh” đang được xem như một kênh thu hút vốn mới mẻ và hiệu quả cho các giải pháp nhằm thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trái phiếu “xanh” được định nghĩa như một loại chứng khoán có thu nhập cố định nhằm thu hút vốn cho các dự án có lợi về môi trường. Theo đó, các khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu này sẽ được cam kết đầu tư cho các chương trình tăng cường sự thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm các dự án năng lượng sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả, giao thông công cộng và nước sạch… Trái phiếu “xanh” có thể do chính phủ, các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, các công ty… phát hành. Hiện nay, phần lớn trái phiếu “xanh” trên thị trường do một số tổ chức tài chính quốc tế lớn phát hành, như Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) và WB.
Các chuyên gia của HSBC nhận định, kỷ nguyên của trái phiếu “xanh” đã bắt đầu khi thị trường này có tốc độ phát triển vượt bậc trong vài năm gần đây với mức tăng trưởng bình quân lên tới 55%/năm. Tính đến năm 2013, giá trị phát hành của trái phiếu “xanh” toàn cầu đã đạt 11,4 tỷ USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2012. Trong đó, WB đã phát hành 4,5 tỷ USD và IFC phát hành 3,4 tỷ USD. Các chuyên gia cũng dự báo thị trường trái phiếu “xanh” toàn cầu có thể tăng gấp đôi vào năm 2014, đạt mức 25 tỷ USD. Tại Diễn đàn kinh tế Đa-vốt (tháng 9-2013), Chủ tịch WB Gim Châng Kim (Jim Yong Kim) kêu gọi tăng thị trường trái phiếu “xanh” lên 20 tỷ USD vào năm 2014 và 50 tỷ USD vào cuối năm 2015.
Động lực thúc đẩy thị trường trái phiếu “xanh” phát triển nhanh chóng xuất phát từ chính nhu cầu về nguồn vốn của các nhà phát hành và các cam kết của nhà đầu tư về tài trợ chống biến đổi khí hậu, cũng như những lợi ích kép mà nó mang lại cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành. Hậu quả của biến đổi khí hậu không chỉ làm gia tăng áp lực đối với các chính phủ mà còn tăng chi phí sản xuất của khu vực tư nhân. Trong khi đó, nguồn lực của các chính phủ không đủ để phục hồi môi trường và đối phó với các nguy cơ về năng lượng, khan hiếm nguồn nước và lương thực, thực phẩm. Do đó, sự đồng hành của khu vực tư nhân cùng với chính phủ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là vô cùng quan trọng. Trái phiếu “xanh” vừa đem đến nguồn tài chính cho các quốc gia triển khai các dự án năng lượng sạch, giảm tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu, vừa mang lại cho các nhà đầu tư nguồn tín dụng chất lượng cao, lợi tức từ các khoản đầu tư, cùng với những lợi ích tích cực về mặt môi trường. Bên cạnh đó, công nghệ “sạch” cũng đang là xu hướng được các nhà đầu tư lựa chọn dựa trên những lo ngại về nguy cơ do biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường.
Theo Phó Chủ tịch kiêm Phái viên đặc biệt về vấn đề biến đổi khí hậu của WB, R. Kai (Rachel Kyte), trái phiếu “xanh” đang tạo dòng vốn mới cho sự phát triển nền kinh tế “sạch” và bền vững. Đồng thời, trái phiếu “xanh” còn có tiềm năng trong việc dịch chuyển đòn bẩy tài chính theo hướng “sạch” hơn. Thay vì được đầu tư vào các dự án sử dụng năng lượng hóa thạch truyền thống, dòng vốn sẽ được chuyển sang các dự án ít khí thải hơn, có ý nghĩa về mặt môi trường. Qua đó, trái phiếu “xanh” góp phần hiệu quả vào việc xây dựng và phát triển một nền kinh tế “sạch” và bền vững trong tương lai.
Tăng trưởng “xanh” ở Việt Nam là mô hình tăng trưởng dựa vào quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm khí thải nhà kính, đối phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm đói nghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, tháng 9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2612/QĐ-TTg ngày 30-12-2013 phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp trong sản xuất công nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng “xanh”, hạn chế biến đổi khí hậu và nâng cao đời sống cộng đồng. Theo đó, đến năm 2020, 100% các dự án đầu tư mới thuộc các ngành sử dụng nhiều năng lượng, có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ sạch.
Chiến lược tăng trưởng “xanh” của Việt Nam đề ra ba nhiệm vụ quan trọng: 1- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. 2- “Xanh hóa” sản xuất. Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm. 3- Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Diễn đàn thường niên phát triển dân tộc thiểu số  (20/05/2014)
Khai mạc Hội nghị bộ trưởng 12 nước tham gia đàm phán TPP  (20/05/2014)
WHO ưu tiên cho cuộc chiến chống viêm gan và lao phổi  (20/05/2014)
Người Việt ở nước ngoài tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc  (20/05/2014)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Tổng thống Azerbaijan  (20/05/2014)
Azerbaijan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam  (20/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên